Huyện Hồng Ngự Tập Trung Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng các sở, ban, ngành tỉnh vừa có buổi làm việc với huyện Hồng Ngự về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch phát triển từng ngành hàng chủ lực của huyện gắn với chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Hồng Ngự đề nghị tỉnh hỗ trợ khảo sát quy hoạch lập dự án vùng sản xuất giống lúa tập trung tại khu đê bao 2.600ha xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền.
Qua đó, huyện quy hoạch đê bao 2.600ha thực hiện mô hình cánh đồng sản xuất lớn gắn với thực hiện dự án VnSAT. Ngoài ra, huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ cá tra hậu bị đã cải thiện di truyền, bò giống và nguồn cây giống cho công tác chuyển đổi cây công nghiệp ngắn ngày của huyện; xây dựng kiên cố hệ thống tưới tiêu và nhà lưới trồng rau cho vùng sản xuất rau an toàn xã Long Thuận; hỗ trợ các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP của từng ngành hàng nhằm đạt mục tiêu trong kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện. Riêng về xây dựng NTM, huyện kiến nghị tỉnh giúp địa phương tháo gỡ khó khăn về tiêu chí 16 cho xã điểm Long Thuận.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Hùng ghi nhận và cho biết sẽ xem xét giải quyết khó khăn cùng địa phương. Ông đề nghị huyện tập trung đẩy mạnh các mô hình sản xuất lớn của huyện; hợp nhất các hợp tác xã (HTX) nhỏ lẻ yếu kém thành HTX quy mô lớn, tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất cho nông dân, nhất là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng; mở thêm dịch vụ cho HTX, lấy khu đê bao 2.600ha làm điểm thu hút và kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Về xây dựng NTM, cần thường xuyên tuyên truyền trong nhân dân về ý nghĩa xây dựng NTM, từ đó tham gia cùng chính quyền, đảm bảo cuối năm 2015, 3 xã điểm phải đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Do có nhiều lợi thế về tài nguyên diện tích mặt nước, nguồn cá tạp làm thức ăn dồi dào... Nghề nuôi cá chẽm tại Hà Tiên còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, chất lượng con giống đầu vào và sự hạn chế về thị trường tiêu thụ đang là những trở ngại chính.

Phú Yên đang đặt ra mục tiêu cơ cấu ngành Thủy sản theo hướng phát triển bền vững trong khâu nuôi trồng, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Theo đó, từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình quân từ 8 đến 9%/năm, chiếm từ 36 đến 37% tổng giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, nhất là nguy cơ xâm nhập của chủng virus cúm A/H7N9 thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ngày 2/2, Bộ NN&PTNT có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch.

Những ngày qua, việc người nuôi bò sữa tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội phải... đổ sữa tươi ra đường đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Một lần nữa, sự lỏng lẻo trong liên kết tiêu thụ nông sản lại khiến người dân nếm "vị đắng".

Tại TP Cần Thơ, giá heo hơi phổ biến từ 43.000 - 45.000 đồng/kg (tương đương 4,3 - 4,5 triệu đồng/tạ), riêng heo hơi siêu nạc được nuôi với số lượng lớn tại các khu vực thuận lợi về giao thông, thương lái mua khoảng 46.000 đồng/kg (tương đương 4,6 triệu đồng/tạ). Sau khi tăng lên ở mức cao, giá heo hơi đã có xu hướng giảm trong những tháng gần đây do nguồn cung trên thị trường dồi dào.