Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi

Trong đó, gần 6.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, tập trung nhiều ở 3 xã: Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân gây thiệt hại ở tôm nuôi là do nắng nóng kéo dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Mực nước trong ao nuôi thấp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bên cạnh đó, một số bà con nông dân mua tôm giống không chất lượng, chưa qua kiểm dịch dẫn đến tình trạng xảy ra dịch bệnh.
Ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân không nên nóng vội cải tạo và thả tôm lại trên diện tích bị thiệt hại, không nên xử lý ao đầm bằng thuốc hóa học. Đồng thời, tìm mua con giống có chất lượng, sạch bệnh; mỗi người dân nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Đối với diện tích đã bị thiệt hại, nông dân nên xả nguồn nước bị ô nhiễm ra sông để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tiến hành sên vét lại đáy ao, xử lý nguồn nước đúng kỹ thuật và chỉ thả vụ tôm nuôi mới khi điều kiện đã được đảm bảo.
Đối với diện tích chưa bị thiệt hại, cán bộ kỹ thuật huyện sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát ao đầm để có biện pháp bảo vệ tôm nuôi đến khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu của địa phương, giai đoạn 2001-2005, ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển khá, số lượng đàn bò sữa đạt gần 2.800 con (trong đó chăn nuôi tập trung 1 trang trại với quy mô 2.300 con; 19 trại gia đình quy mô từ 16 đến 30 con/trại, đạt gần 500 con).

Nhận thấy hiệu quả và ưu điểm của giống vịt Khakicampell nên người chăn nuôi ở nhiều địa phương đã chủ động chuyển đổi giống, nhưng lại gặp nhiều khó khăn vì giống vịt này hiện đang rất khan hiếm.

Theo Bộ Công thương, ước tính khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12-2013 đạt 396 nghìn tấn, đạt kim ngạch 204 triệu USD, đưa tổng số lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt hơn 6,61 triệu tấn, với trị giá 2,95 tỷ USD.

Gạo được trồng theo phương thức hữu cơ có màu sắc sáng đẹp hơn, hương thơm hơn. Khi cắn hạt gạo, gạo chắc và có vị ngọt hơn. Cơm nấu để qua đêm trong tủ lạnh vẫn thơm dẻo.

Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.