Huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi

Trong đó, gần 6.000ha tôm nuôi bị thiệt hại, tập trung nhiều ở 3 xã: Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi.
Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân gây thiệt hại ở tôm nuôi là do nắng nóng kéo dài, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Mực nước trong ao nuôi thấp nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Bên cạnh đó, một số bà con nông dân mua tôm giống không chất lượng, chưa qua kiểm dịch dẫn đến tình trạng xảy ra dịch bệnh.
Ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân không nên nóng vội cải tạo và thả tôm lại trên diện tích bị thiệt hại, không nên xử lý ao đầm bằng thuốc hóa học. Đồng thời, tìm mua con giống có chất lượng, sạch bệnh; mỗi người dân nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Đối với diện tích đã bị thiệt hại, nông dân nên xả nguồn nước bị ô nhiễm ra sông để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan trên diện rộng; tiến hành sên vét lại đáy ao, xử lý nguồn nước đúng kỹ thuật và chỉ thả vụ tôm nuôi mới khi điều kiện đã được đảm bảo.
Đối với diện tích chưa bị thiệt hại, cán bộ kỹ thuật huyện sẽ theo dõi chặt chẽ, bám sát ao đầm để có biện pháp bảo vệ tôm nuôi đến khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua nhiều nghề khác nhau, vợ chồng anh Đào Quang Vịnh đã mạnh dạn bắt tay vào trồng nấm sò và nấm mỡ, mở ra hướng làm kinh tế mới hiệu quả hơn

Nằm biệt lập ở vùng núi rừng, trang trại của anh Đinh Văn Lâm nuôi những con đặc sản như hươu, lợn rừng, dê, nhím, dúi, ong rừng

Anh Nguyễn Văn Cường ở thôn Trung, huyện miền núi Sông Lô (Vĩnh Phúc) chuyên nuôi lợn sinh sản. Tận dụng diện tích 500m2, anh Cường làm chuồng trại khá bài bản

Trên đất đồi của gia đình chị Vũ Thị Thìn mỗi vụ cam có thể thu về lãi 1 – 1,5 tỷ đồng là hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng cam đường Canh, cam Vinh

Thương hiệu uy tín mang tên “Nho 7 sành”, cây nho giống của anh Nguyễn Văn Hòa giờ đã trở nên nức tiếng và cung cấp cho hàng ngàn hộ nông dân.