Huyện Hoằng Hóa Tập Trung Chăm Sóc Lúa Vụ Mùa

Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.
Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung triển khai cho nông dân bón phân thúc đợt 2 đúng thời kỳ cây lúa bắt đầu làm đòng; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm của các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Các đơn vị chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp chăm sóc cây trồng kịp thời, đạt hiệu quả cao; chủ động theo dõi, làm tốt công tác phát hiện, dự tính, dự báo sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh trên đồng ruộng để có hướng xử lý kịp thời. Chi nhánh thủy lợi Hoằng Hóa bảo đảm đủ nước tưới cho lúa thời kỳ làm đòng, trổ bông, kết hạt; nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, đồng thời chủ động tiêu, thoát nước khi có mưa bão xảy ra.
Trước đó (từ ngày 16 đến 22-7, tại một số xã như Hoằng Phúc, Hoằng Đức, Hoằng Ngọc, Hoằng Thanh,... có gần 250 ha lúa bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, một số nơi mật độ cao trên 50 con/m2. UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các xã tập trung diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc biển, ông Phan Cảo (thôn Thủy Đầm, phường Ninh Thủy) cho biết, khai thác ruốc không phải là nghề chính của ngư dân Ninh Thủy, nhưng năm nay ruốc xuất hiện dày nên nhiều tàu thuyền khai thác xa bờ ở Ninh Thủy đã tranh thủ ở lại bờ để khai thác.

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Là loài cá đặc sản được ưa chuộng nhưng hiện nay, việc tìm đầu ra cho cá sặc bổi gặp khó khăn. Đến kỳ thu hoạch cá sặc bổi, nông dân liên hệ nhiều lần nhưng thương lái vẫn không thèm đến...

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Song, quy mô sản xuất nhỏ và khâu quản lý, tuyển chọn cá bố mẹ chưa hợp lý nên phần nào ảnh hưởng xấu đến chất lượng di truyền lâu dài. Chủ nhiệm đề tài còn tìm được cá rô đồng đầu vuông có thể lai tạo với cá rô thường nên không thể bảo tồn được nguồn gien trong điều kiện tự nhiên.