Huyện Đông Hà Đầu Tư Nuôi Tôm Theo Hướng Bền Vững

Số liệu thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Đông Hòa cho thấy, diện tích nuôi tôm ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch khoảng 1.200 ha, đến nay, đã thả nuôi hơn 420 ha, đạt khoảng 35% kế hoạch.
Tình hình tôm nuôi phát triển tốt, trong đó một số diện tích đã thu hoạch cho kết quả khá, nhiều hộ nuôi có lãi. Tuy nhiên, thời gian qua, do thời tiết bất lợi nên đã có 35,8 ha tôm bị bệnh, bệnh xảy ra ở tôm nuôi khoảng 25 - 45 ngày tuổi và có khả năng lan rộng thành dịch.
Cơ quan thú y lấy mẫu kiểm tra, phát hiện một số bệnh như đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp. Theo đó, Phòng Nông nghiệp huyện đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện; Đồng thời, tổ chức mở lớp tập huấn về bệnh tôm và các giải pháp phòng trừ bệnh để người nuôi biết cách phòng trừ.
Ông Lưu Bá Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa cho biết, Để hạn chế bệnh, dịch xảy ra trên tôm nuôi tại địa bàn, UBND huyện đã có kế hoạch phòng, chống và chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có nuôi tôm thực hiện quản lý vùng nuôi.
Đồng thời, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tăng cường quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Huyện Đông Hòa đang quy hoạch chi tiết vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng và phương thức nuôi phù hợp với từng tiểu vùng. Triển khai các mô hình sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, nuôi đa loài luân canh, xen canh, nuôi kết hợp nhiều loài theo hướng xử lý môi trường bằng sinh học, thành lập các tổ cộng đồng phù hợp theo từng vùng nuôi theo hướng bền vững;
Tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng những điểm nuôi công nghiệp, những nơi có điều kiện; tranh thủ sự đầu tư của cấp trên, xây dựng hệ thống thủy lợi vùng nuôi, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống điện sản xuất vùng hạ lưu sông Bàn Thạch theo quy hoạch chi tiết để phù hợp cho phương thức sản xuất từng tiểu vùng…
Có thể bạn quan tâm

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.