97% Diện Tích Chợ Và Hộ Chăn Nuôi Được Phun Khử Trùng Tiêu Độc

Thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II năm 2014, Chi cục thú y đã chuẩn bị và cung ứng cho các huyện, thành, thị đầy đủ hoá chất khử trùng, các loại vắc xin, vật tư phục vụ tiêm phòng; các địa phương đã bố trí nhân lực và tập trung tuyên truyền để các hộ chăn nuôi nâng cao nhận thức và phối hợp thực hiện.
Kết quả đến ngày 20-10, toàn tỉnh đã thực hiện phun khử trùng, tiêu độc lần 1 và lần 2 tại các chợ và hộ chăn nuôi (trong đó tổng diện tích phun lần 1 là 7.862.512m2, đạt 97,8% diện tích cần phun; phun lần 2 được 7690.316m2, đạt 96,57 diện tích cần phun).
Các địa phương cũng đã tổ chức tiêm các loại vắc xin cúm gia cầm mũi 1 đợt II; vắc xin LMLM trâu bò dê; vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò; vắc xin LMLM, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, vắc xin tai xanh cho đàn lợn; vắc xin dại chó, mèo nhưng tỷ lệ đạt chưa cao.
Vì vậy, cùng với thực hiện tốt công tác quản lý vật tư, thực hiện bảo quản, tiêm phòng, thu gom vỏ vắc xin theo quy định, các địa phương cần tiếp tục kiểm tra, giám sát, đôn đốc cơ sở thực hiện kế hoạch để đảm bảo đạt mục tiêu, tiến độ đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay người nông dân trồng khoai sáp ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thua lỗ nặng vì khoai mất mùa, mất giá.

Do giá khoai môn đang sụt giảm, chỉ bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân thua lỗ nặng.

Nhiều ý kiến cho rằng, Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mè cả về đất đai, thời tiết khí hậu, bố trí cơ cấu mùa vụ.

Trong nhiều tháng qua, giá dừa khô ở các tỉnh ĐBSCL liên tục giảm mạnh, khiến đời sống người trồng dừa gặp rất nhiều khó khăn.

Mới đây, Myanmar chính thức bắt tay vào sản xuất gạo thơm để cung ứng cho thị trường EU. Sẽ không có gì đáng nói nếu Myanmar là quốc gia có truyền thống xuất khẩu (XK) gạo lâu đời như Việt Nam...(!).