Huyện Châu Thành Đạt Sản Lượng Trái Cây Trên 177.000 Tấn

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.
Là huyện nằm trong vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh, Châu Thành đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với định hướng chung sống với lũ, đồng thời phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động tại địa phương. Huyện qui hoạch phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật trong quá trình thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng trái tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua đã giúp đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng kinh tế vườn Châu Thành để đổi mới diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đơn cử như Chương trình hỗ trợ toàn diện cây vú sữa Lò Rèn do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai.
Theo thống kê của ngành hữu quan, toàn huyện hiện có trên 3.400 ha vú sữa, gần 1.500 ha sapôchê, 1.140 ha nhãn, trên 1.500 ha cây có múi, còn lại là các cây trồng khác. Nhờ phát triển vườn cây ăn quả đặc sản theo hướng chuyên canh, giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo nông thôn đồng thời tạo điều kiện cho nhiều bà con vươn lên làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay Thái Lan là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong số các nước ASEAN.

Chúng ta đừng trách người tiêu dùng quay lưng, thị trường đóng cửa. Chính ta đã hại ta khi đùa giỡn với những quy định sản xuất liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Thời gian qua, tình trạng nông, thủy sản XK của Việt Nam bị trả về được đánh giá khá nguy cấp. Bên cạnh nguyên nhân như sai bao bì, quy cách đóng gói, các sản phẩm còn bị thị trường NK chối từ do không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo quy định.

Gần đây, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng hoa quả tươi Trung Quốc làm thủ tục thông quan rất nhiều, trung bình có từ 500 đến 600 tấn cam, lê, táo, dưa nhập khẩu mỗi ngày. Nhiều loại trái vụ xâm nhập thị trường trong nước, nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất cao.

Từ ngày 3-11, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc (TQ) vào chợ nông sản Đà Lạt (NSĐL). Đến sáng 5-11, tổ đã phát hiện một người chở khoảng 150 kg khoai tây TQ vào chợ.