Huyện Châu Thành Đạt Sản Lượng Trái Cây Trên 177.000 Tấn

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.
Là huyện nằm trong vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh, Châu Thành đã có nhiều nỗ lực trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với định hướng chung sống với lũ, đồng thời phát huy tốt tiềm năng đất đai, lao động tại địa phương. Huyện qui hoạch phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, ứng dụng rộng rãi khoa học - kỹ thuật trong quá trình thâm canh để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng trái tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, giúp tăng thu nhập cho nông hộ.
Nhiều chương trình, dự án được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua đã giúp đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng kinh tế vườn Châu Thành để đổi mới diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đơn cử như Chương trình hỗ trợ toàn diện cây vú sữa Lò Rèn do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai.
Theo thống kê của ngành hữu quan, toàn huyện hiện có trên 3.400 ha vú sữa, gần 1.500 ha sapôchê, 1.140 ha nhãn, trên 1.500 ha cây có múi, còn lại là các cây trồng khác. Nhờ phát triển vườn cây ăn quả đặc sản theo hướng chuyên canh, giúp đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo nông thôn đồng thời tạo điều kiện cho nhiều bà con vươn lên làm giàu bền vững.
Có thể bạn quan tâm

So với tuần trước, tổng diện tích của bệnh đốm trắng giảm 22,22 ha và bệnh hoại tử gan tụy cấp giảm 21,97 ha làm cho tổng thiệt hại trong tuần này giảm hơn tuần trước là 44,19 ha.

Bò lai chiếm ưu thế so với bò cỏ cả về trọng lượng lẫn chất lượng thịt. Nhờ hiệu quả kinh tế cao nên đàn bò lai tăng nhanh, nhiều gia đình chỉ nuôi từ 1-2 con vài năm trước, giờ đã tăng đàn bò lên gần chục con. Hiện tổng đàn bò toàn tỉnh Bình Định gần 247 ngàn con, trong đó có khoảng 169 ngàn con bò lai, chiếm 68,7% tổng đàn.

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tăng cường phát triển các Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến bao tiêu sản phẩm.

Với giá trị kinh tế cao, hiện chưa có dấu hiệu dịch bệnh, sá sùng đang được xem là đối tượng nuôi mới, phù hợp ở vùng ven biển Khánh Hòa.

Khoảng vài năm trở lại đây, người dân ở đây đầu tư nuôi bò, có hộ vài con, có hộ lên tới hàng chục con.