Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về

Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về
Ngày đăng: 20/08/2014

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trong mùa lũ năm 2011, ngay từ đầu năm nay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cao Lãnh đã chủ động huy động sức dân cùng Nhà nước gia cố, khép kín lại các ô bao kết hợp lộ giao thông nông thôn, bảo vệ ăn chắc diện tích vườn.

Ông Trần Văn Hưng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh cho biết: “Thời gian vừa qua, Phòng phối hợp với Ban Quản lý dự án, UBND các xã làm việc với đơn vị thi công về việc đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ bờ bao vườn cây ăn trái, đồng thời gia cố lại các cống đập, hoàn thiện các cánh cửa cống, khu vực nào chưa có cống thì tiến hành đắp đập giả, để ngăn lũ, bảo vệ vườn”.

Từ nguồn vốn của Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2014 huyện đầu tư hỗ trợ cho xã Mỹ Xương xây dựng 8 công trình cống hở và 1 công trình mở rộng đê bao kết hợp lộ giao thông nông thôn dài 2km, mặt rộng 3,5m tuyến ấp Mỹ Thạnh - Mỹ Thới với tổng kinh phí trên 8,5 tỷ đồng, để bảo vệ toàn bộ 500ha vườn cây ăn trái của xã. Đến nay các công trình đã hoàn thành, người dân rất phấn khởi.

Ông Trần Hữu Hiền, đang sản xuất trên 6 công xoài Cao Lãnh và xoài cát chu Cao Lãnh ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương cho biết: “Đê bao từng vườn thì đã có, nhưng nếu nước lũ lên, nhiều mà không có đê bao chung thì tình hình rất khó khăn. Bây giờ có cống hở và tuyến lộ giao thông nông thôn kết hợp bờ bao thì nhà vườn yên tâm hơn”.

Trước tình hình mực nước lũ dâng cao như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương có vườn cây ăn trái tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho vườn cây.


Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc Cánh đồng lớn vướng gì thiếu cơ chế ràng buộc

Làm cánh đồng lớn (CĐL) là nhằm đẩy mạnh mối liên kết 4 nhà, trong đó liên kết giữa DN và nông dân được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu nông sản hàng hóa đầu ra.

18/11/2015
Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi Trồng rừng FSC, đôi bên cùng lợi

Từ ngã ba Thạch Trụ, huyện Mộ Đức theo QL 24 lên trung tâm huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi là những cánh rừng keo lai bạt ngàn, do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (Vinafo BaTo) quản lý.

18/11/2015
Tưới tiết kiệm cho bưởi da xanh Tưới tiết kiệm cho bưởi da xanh

Nhờ lượng nước tưới có kiểm soát, những chất dinh dưỡng trên bề mặt đất không bị trôi đi, đất luôn đạt độ pH ổn định.

18/11/2015
Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo Sáng kiến phát triển sản xuất lúa gạo

Mục tiêu của dự án giai đoạn đầu là nâng cao kiến thức canh tác lúa và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân theo hướng bảo vệ môi trường bền vững và an toàn sức khỏe cho cộng đồng.

18/11/2015
Syngenta 25 năm đồng hành cùng nông dân Việt Syngenta 25 năm đồng hành cùng nông dân Việt

Ngày 12/11/2015 đánh dấu mốc 15 năm thành lập Tập đoàn Syngenta với logo mang chiếc lá màu xanh đã trở nên thân thuộc với hàng triệu nông dân Việt Nam.

18/11/2015