Huyện Cao Lãnh Chủ Động Bảo Vệ Vườn Cây Ăn Trái Khi Lũ Về

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trong mùa lũ năm 2011, ngay từ đầu năm nay Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cao Lãnh đã chủ động huy động sức dân cùng Nhà nước gia cố, khép kín lại các ô bao kết hợp lộ giao thông nông thôn, bảo vệ ăn chắc diện tích vườn.
Ông Trần Văn Hưng, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cao Lãnh cho biết: “Thời gian vừa qua, Phòng phối hợp với Ban Quản lý dự án, UBND các xã làm việc với đơn vị thi công về việc đẩy nhanh tiến độ các công trình bảo vệ bờ bao vườn cây ăn trái, đồng thời gia cố lại các cống đập, hoàn thiện các cánh cửa cống, khu vực nào chưa có cống thì tiến hành đắp đập giả, để ngăn lũ, bảo vệ vườn”.
Từ nguồn vốn của Sở NN&PTNT tỉnh, năm 2014 huyện đầu tư hỗ trợ cho xã Mỹ Xương xây dựng 8 công trình cống hở và 1 công trình mở rộng đê bao kết hợp lộ giao thông nông thôn dài 2km, mặt rộng 3,5m tuyến ấp Mỹ Thạnh - Mỹ Thới với tổng kinh phí trên 8,5 tỷ đồng, để bảo vệ toàn bộ 500ha vườn cây ăn trái của xã. Đến nay các công trình đã hoàn thành, người dân rất phấn khởi.
Ông Trần Hữu Hiền, đang sản xuất trên 6 công xoài Cao Lãnh và xoài cát chu Cao Lãnh ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Xương cho biết: “Đê bao từng vườn thì đã có, nhưng nếu nước lũ lên, nhiều mà không có đê bao chung thì tình hình rất khó khăn. Bây giờ có cống hở và tuyến lộ giao thông nông thôn kết hợp bờ bao thì nhà vườn yên tâm hơn”.
Trước tình hình mực nước lũ dâng cao như hiện nay, ngành nông nghiệp huyện cũng đã phối hợp với chính quyền các địa phương có vườn cây ăn trái tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho vườn cây.
Có thể bạn quan tâm

Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) có 1.200ha đất trồng khóm, trong đó, tập trung nhiều nhất là ở xã Hỏa Tiến với hơn 900ha. Năm nay, nông dân xử lý cho trái rải vụ chiếm hơn 55% diện tích canh tác.

Dự án hỗ trợ xây dựng hầm khí sinh học ở các hộ trang trại chăn nuôi đã giúp ND tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) giảm chi phí, cải thiện môi trường theo hướng sản xuất bền vững...

Những ngày cuối tháng 11, ngư dân 2 xã vùng biển Quảng Công, Quảng Ngạn (Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá khoai. Hiện mỗi ngày, 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn cho ra khơi hơn 160 ghe thuyền để đánh bắt.

Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Thới Bình (Cà Mau) những năm qua luôn được duy trì và phát triển tốt, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn, thu hút hàng ngàn hộ nông dân tham gia. Trong đó, hội viên nông dân Trương Văn Phương, ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, là một điển hình.

Năm 2013, hộ ông Nguyễn Văn Ái ở ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chọn để thực hiện mô hình nuôi ghép cá thát lát còm với cá chép V1 trên diện tích 1.000m2.