Huyện Cái Nước Có Hơn 680 Ha Tôm Nuôi Công Nghiệp Trái Vụ

Hiện nay đang bước vào mùa mưa, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển; thế nhưng huyện Cái Nước lại có hơn 680 ha tôm công nghiệp được bà con nông dân thả nuôi theo hình thức trái vụ.
Bà con nông dân cho biết: Tuy nuôi tôm trái vụ luôn tiềm ẩn rủi ro, do các yếu tố môi trường thường xuyên biến động, làm cho tôm nuôi chậm lớn dẫn đến chi phí tăng cao; nhưng bù lại tôm bán được với giá cao, tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm, nên hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp trái vụ đang được bà con nông dân nghiên cứu áp dụng.
Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp và các đơn vị trong tỉnh có nhu cầu xây dựng chứng nhận quốc tế, ngày 1/6, Sở NN&PTNT Cà Mau phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan tổ chức khoá tập huấn xây dựng và thực hiện chứng nhận quốc tế nghề nuôi tôm tại Cà Mau cho các doanh nghiệp và các cán bộ đến từ các chi cục thuộc Sở NN&PTNT.

Trong tháng 5/2015, ngư dân huyện Thuận Nam vươn khơi đánh bắt xa bờ, ước sản lượng khai thác trong tháng đạt 1.220 tấn, tăng 2,4 lần so với tháng trước; nâng tổng sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay lên 8.560 tấn.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi, một số loại hải sản xuất hiện dày... nên ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác được hơn 43.100 tấn thủy sản, bằng 49% kế hoạch năm, trong đó khai thác cá ngừ đại đương mắt to, vây vàng được 1.702 tấn.

Nền nhiệt xấp xỉ 40 độ C trong những ngày vừa qua ở Nghệ An đã khiến cho tôm ở các đầm nuôi tôm tại huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, xã Hưng Hòa (TP. Vinh) chết hàng loạt; diện tích ngô ở nhiều địa phương cũng bị khô cháy...

Cá lóc đầu nhím (được lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề) đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Với ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, năng suất cao, thịt ngon và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, cá lóc đầu nhím cũng đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo.