Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt, nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ, phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng độc canh.
Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Ngoài nuôi trong nội đồng, trong hệ thống ao mương vườn, mô hình sản xuất và ương dưỡng cá giống tiếp tục được nhân rộng, hình thành những vùng sản xuất cá tra giống ở ven Đồng Tháp Mười trong khi việc nuôi cá lồng bè trên sông Tiền cũng phát triển mạnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản của địa phương đạt 844 ha, trong đó có 74 ha nuôi cá tra xuất khẩu. Ngoài ra, còn có 325 bè nuôi cá điêu hồng ở các xã Tân Phong, Ngũ Hiệp, tăng hơn 80 bè cá so với năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện hàng năm đạt gần 29.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/73541/Kinh-te/Huyen-Cai-Lay-da-dang-hoa-cac-mo-hinh-nuoi-thuy-san-nuoc-ngot.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp các hội viên nông dân khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều năm qua, Hội Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình kinh tế hiệu quả..

Theo lý giải của những người am hiểu thị trường thit heo, hiện tượng Trung Quốc tăng nhập khẩu heo nhiều mỡ đơn thuần là lý do kinh tế.

Sau đợt dịch cúm gia cầm ở huyện Bến Cầu và Thị xã trong tháng 2 và tháng 3.2013 (khiến khoảng 5.000 con gà, vịt bị chết hoặc bị tiêu huỷ), đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn khá ảm đạm.

Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.