Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) Đa Dạng Hóa Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt

Hiện nay, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản nước ngọt, nhằm tăng thêm thu nhập cho nông hộ, phù hợp chủ trương tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng độc canh.
Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Ngoài nuôi trong nội đồng, trong hệ thống ao mương vườn, mô hình sản xuất và ương dưỡng cá giống tiếp tục được nhân rộng, hình thành những vùng sản xuất cá tra giống ở ven Đồng Tháp Mười trong khi việc nuôi cá lồng bè trên sông Tiền cũng phát triển mạnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi thủy sản của địa phương đạt 844 ha, trong đó có 74 ha nuôi cá tra xuất khẩu. Ngoài ra, còn có 325 bè nuôi cá điêu hồng ở các xã Tân Phong, Ngũ Hiệp, tăng hơn 80 bè cá so với năm trước. Sản lượng thủy sản nuôi trồng của huyện hàng năm đạt gần 29.000 tấn.
Nguồn bài viết: http://www.tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1199/73541/Kinh-te/Huyen-Cai-Lay-da-dang-hoa-cac-mo-hinh-nuoi-thuy-san-nuoc-ngot.aspx
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.

Để giải quyết lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, thời gian gần đây các địa phương ở Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Nhận định về thế mạnh và tiềm lực SX nấm để phát triển thành ngành hàng công nghiệp thực phẩm, các nhà chuyên môn cho rằng ĐBSCL hội tụ đầy đủ yếu tố và đang đứng trước cơ hội vàng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội nghị phòng, chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, tập trung chủ yếu vào bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.