Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.
Cá rô đầu vuông được di nhập vào nuôi trên địa bàn Thanh Hóa từ năm 2010 qua các mô hình thử nghiệm. Thực tế cho thấy, đây là loài dễ nuôi, có thể thả với mật độ cao 50 đến 100 con/m2. Năng suất cá nuôi đạt từ 30 đến 70 tấn/ha/vụ. Từ 3 đến 4 tháng nuôi, kích cỡ cá trung bình đạt khoảng 150 g/con, nhiều nơi đạt 250 g/con, tương đương 4 con/kg. Tuy là loài cá nước ngọt nhưng cá rô đầu vuông có thể chịu được độ mặn
Tại hội nghị, nhiều chủ ao nuôi khẳng định đây là giống phù hợp với điều kiện nuôi hiện nay ở Thanh Hóa.
Bên cạnh những ưu điểm, các chủ đồng cũng nêu ra những khó khăn, tồn tại để tìm hướng khắc phục, ví như: sau khi thả cá giống, tỷ lệ sống ở nhiều nơi còn thấp; chi phí thức ăn cho cá còn cao nên lãi ít; đầu ra cho cá thương phẩm mới chỉ ở thị trường nội địa trong tỉnh nên giá chưa cao...
Theo mục tiêu phát triển đến năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ khuyến khích đưa 40% diện tích ở các ao nuôi nhỏ dưới 500 m2 ở các vùng ven thị trấn, thị xã, thành phố, nơi tập trung dân cư để phát triển nuôi cá rô đầu vuông, gắn thị trường tiêu thụ. Các mô hình nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp cũng được khuyến khích đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thu hoạch su hào, bắp cải vụ Đông. Vụ này, do thời tiết mưa nhiều, một số cây rau màu khác kém phát triển, nên giá bán su hào và bắp cải cao hơn mọi năm từ 2.000 - 4.000 đồng/bắp (củ).

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.

Tuy mới chỉ được người dân xã Việt Đoàn (huyện Tiên Du - Bắc Ninh) đưa vào trồng khoảng 7 đến 8 năm nay nhưng cây bưởi Diễn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây.