Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.
Cá rô đầu vuông được di nhập vào nuôi trên địa bàn Thanh Hóa từ năm 2010 qua các mô hình thử nghiệm. Thực tế cho thấy, đây là loài dễ nuôi, có thể thả với mật độ cao 50 đến 100 con/m2. Năng suất cá nuôi đạt từ 30 đến 70 tấn/ha/vụ. Từ 3 đến 4 tháng nuôi, kích cỡ cá trung bình đạt khoảng 150 g/con, nhiều nơi đạt 250 g/con, tương đương 4 con/kg. Tuy là loài cá nước ngọt nhưng cá rô đầu vuông có thể chịu được độ mặn
Tại hội nghị, nhiều chủ ao nuôi khẳng định đây là giống phù hợp với điều kiện nuôi hiện nay ở Thanh Hóa.
Bên cạnh những ưu điểm, các chủ đồng cũng nêu ra những khó khăn, tồn tại để tìm hướng khắc phục, ví như: sau khi thả cá giống, tỷ lệ sống ở nhiều nơi còn thấp; chi phí thức ăn cho cá còn cao nên lãi ít; đầu ra cho cá thương phẩm mới chỉ ở thị trường nội địa trong tỉnh nên giá chưa cao...
Theo mục tiêu phát triển đến năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ khuyến khích đưa 40% diện tích ở các ao nuôi nhỏ dưới 500 m2 ở các vùng ven thị trấn, thị xã, thành phố, nơi tập trung dân cư để phát triển nuôi cá rô đầu vuông, gắn thị trường tiêu thụ. Các mô hình nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp cũng được khuyến khích đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.

Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.

Theo một số doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, trong khó khăn, rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội để nâng tầm nông sản và cả phương thức mua bán của phía Việt Nam.

Không chỉ được hưởng lợi nhờ dịch vụ đầu vào sản xuất lúa có giá ưu đãi, hằng năm các “cổ đông nông dân” còn được chia cổ tức khá cao do hoạt động kinh doanh của HTX đạt lợi nhuận tốt.

Thời điểm hiện nay vấn đề an ninh lương thực không còn cấp bách nên việc sản xuất lúa gạo cần chú trọng hơn đến chất lượng. Ngành lúa gạo ĐBCSL nói riêng và cả nước nói chung cần có những giải pháp thay đổi năng động và hiệu quả hơn.