Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.
Cá rô đầu vuông được di nhập vào nuôi trên địa bàn Thanh Hóa từ năm 2010 qua các mô hình thử nghiệm. Thực tế cho thấy, đây là loài dễ nuôi, có thể thả với mật độ cao 50 đến 100 con/m2. Năng suất cá nuôi đạt từ 30 đến 70 tấn/ha/vụ. Từ 3 đến 4 tháng nuôi, kích cỡ cá trung bình đạt khoảng 150 g/con, nhiều nơi đạt 250 g/con, tương đương 4 con/kg. Tuy là loài cá nước ngọt nhưng cá rô đầu vuông có thể chịu được độ mặn
Tại hội nghị, nhiều chủ ao nuôi khẳng định đây là giống phù hợp với điều kiện nuôi hiện nay ở Thanh Hóa.
Bên cạnh những ưu điểm, các chủ đồng cũng nêu ra những khó khăn, tồn tại để tìm hướng khắc phục, ví như: sau khi thả cá giống, tỷ lệ sống ở nhiều nơi còn thấp; chi phí thức ăn cho cá còn cao nên lãi ít; đầu ra cho cá thương phẩm mới chỉ ở thị trường nội địa trong tỉnh nên giá chưa cao...
Theo mục tiêu phát triển đến năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ khuyến khích đưa 40% diện tích ở các ao nuôi nhỏ dưới 500 m2 ở các vùng ven thị trấn, thị xã, thành phố, nơi tập trung dân cư để phát triển nuôi cá rô đầu vuông, gắn thị trường tiêu thụ. Các mô hình nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp cũng được khuyến khích đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Theo bà Đoàn Thị Chải - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, toàn tỉnh có hơn 20 ha nhãn của hơn 170 hộ tại 2 xã Hồng Nam (TP.Hưng Yên) và Hàm Tử (Khoái Châu), mỗi xã có 10 ha được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Phát hành Bản tin Xây dựng Nông thôn mới (NTM) huyện Bắc Quang là cách làm sáng tạo của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM huyện Bắc Quang. Việc làm này nhằm tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng NTM, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, phát huy được vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia.

Hiện nay, do đang bước vào đầu mùa mưa nên tình hình dịch hại cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây mía, trong đó đáng lo ngại nhất là đối tượng sâu đục thân. Chính vì vậy, để hạn chế diện tích lây lan và đảm bảo vụ mía đạt thắng lợi thì công tác phòng chống các đối tượng sâu bệnh đang là vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Ở Quảng Trị sau ngày giải phóng, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh và thiên tai hoành hành thường xuyên đã biến những thôn làng trù mật trước đây thành “những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ” (Chế Lan Viên).

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vụ hè thu năm nay, tình hình khô hạn, thiếu nước ở một số khu vực trong tỉnh vẫn tiếp diễn nên các địa phương cần triển khai sản xuất đúng theo cơ cấu giống và lịch thời vụ để đảm bảo kế hoạch.