Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Ngày đăng: 30/10/2015

Điều đó đã cuốn hút người chăn nuôi mạnh dạn đối ứng với nguồn vốn hỗ trợ của dự án để xây dựng công trình khí sinh học.

Ông Nguyễn Thành Nghĩa, điều phối viên Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bến Tre cho biết, được Trung ương phân bổ vốn, Sở NN-PTNT Bến Tre đã thành lập Ban quản lý dự án của tỉnh.

PGĐ Sở NN-PTNT kiêm nhiệm Giám đốc BQL dự án.

1 cán bộ Sở NN-PTNT và 1 cán bộ Trung tâm tâm KN-KN kiêm nhiệm công việc điều phối viên dự án.

Các xã, phường, thị trấn chọn 1 cán bộ kiêm nhiệm do lãnh đạo địa phương đề cử.

Tại các huyện, Trưởng trạm Khuyến nông làm kiêm nhiệm sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ các địa phương đăng ký.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ huyện phải trực tiếp đi khảo sát và tư vấn cho người chăn nuôi phương thức xây dựng dựa trên số lượng tổng đàn và nhu cầu phát triển; kiểu mẫu kích cỡ; hướng dẫn kỹ thuật, nơi lắp đặt hầm biogas và đội thợ xây của dự án đã qua tập huấn…

Ông Xốt cho biết, 3 triệu đồng dự án hỗ trợ nhận rất đơn giản, xây dựng xong công trình khí sinh học, cán bộ nghiệm thu thì trong vòng 60 ngày tiền chuyển về theo đường bưu điện đến tận xã.

Tiền vay ngân hàng thì căn cứ theo hồ sơ thẩm định của dự án (gia đình có khả năng trả nợ từ 1 ha bưởi da xanh).

Có trường hợp người dân phải chấp nhận phương án giao sổ đỏ cho ngân hàng giữ hộ thì mới được vay.

Công trình khí sinh học xây dựng bằng kỹ thuật KT2 được bảo hành 1 năm, công trình composit được bảo hành 3 năm.

Khi hoàn tất hồ sơ, cán bộ huyện báo cáo ngay về BQL dự án ký hợp đồng với nhà tài trợ.

Xây dựng xong địa phương báo cáo BQL dự án thẩm định và hoàn tất hồ sơ để báo cáo về BQL dự án Trung ương.

Theo đó sẽ được giải ngân 3 triệu đồng/công trình qua đường bưu điện.

BQL dự án Trung ương ký hợp đồng với bưu điện chuyển tiền về đến tận xã, người dân mang giấy chứng minh là nhận tiền không thiếu một đồng.

Còn đối với 80% vốn vay từ Ngân hàng NN-PTNT thì tùy theo điều kiện kinh tế nông hộ, ngân hàng sẽ cho vay tín chấp hay thế chấp.

Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Văn Xốt, ấp Tân Long 2 (xã Tân Thành Bình, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), Ngân hàng NN-PTNT cho vay 20 triệu đồng để xây dựng công trình khí sinh học, thời gian 3 năm, lãi suất 0,6% mà không cần phải thế chấp giấy chủ quyền sử dụng đất.

Bà Phan Thị Thu Sương, Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Bến Tre cho biết, BQL dự án Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 3.600 công trình khí sinh học quy mô nhỏ, mức hỗ trợ 3 triệu đồng/công trình; 4 công trình khí sinh sinh học quy mô vừa, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/công trình và 1 công trình quy mô lớn, mức hỗ trợ 20 triệu đồng.

Ngoài ra, dự án còn tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về công nghệ khí sinh học, quản lý chất thải chăn nuôi an toàn, kỹ thuật xây lắp đặt công trình khí sinh học, cách vận hành công trình sau khi xây dựng...

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường thông qua việc xúc tiến, xây dựng, nhân rộng các mô hình nghiên cứu và chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp hướng tới giảm thiểu phát thải khí nhà kính và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả phế, phụ phẩm trong nông nghiệp tạo nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn...


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh) Nuôi Lợn Hướng Nạc Hướng Đi Mới Dực Yên (Quảng Ninh)

Ông Hoàng Trung Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dực Yên (Đầm Hà - Quảng Ninh), đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Nông trang của xã, cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi lợn hướng nạc đã được người dân xã Dực Yên tập trung nhân rộng. Với thời gian nuôi ngắn, giá bán cao, thị trường tiêu thụ ổn định, lợn hướng nạc đang là hướng đi mới hiệu quả cho chăn nuôi ở nơi đây.

12/06/2014
Cà Chua Một Kg Mỗi Trái Vào Siêu Thị Cà Chua Một Kg Mỗi Trái Vào Siêu Thị

Trao đổi với VnExpress.net, bà Phạm Thị Thu Cúc, nổi tiếng với khu vườn cà chua nặng một kg mỗi trái ở Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết, sau nhiều khó khăn tìm kiếm thị trường tiêu thụ hiện nay bà đã ký kết được hợp đồng cung cấp cho siêu thị Big C mỗi ngày 1,5 tạ cà chua. Giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng dự kiến là 40.000 đồng.

30/06/2014
"Vàng Ròng" Của Người Dân Tam Hưng

Giống nếp cái hoa vàng đứng chân trên đồng đất Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) từ năm 2012, với diện tích 50 ha. Năm 2013, Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng quyết định nâng diện tích trồng nếp cái hoa vàng lên hơn 100 ha, chủ yếu tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng.

12/06/2014
Nghề Nuôi Cá Lồng Biển Ở Trường Sa Nghề Nuôi Cá Lồng Biển Ở Trường Sa

Ngoài nhiệm vụ chính là canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, các chiến sĩ ở đảo còn thuần hóa thành công một số giống cá nước lợ được mang ra từ đất liền để nuôi trong môi trường nước mặn theo công nghệ nuôi cá lồng biển của Na Uy.

30/06/2014
Khoai Lang Tím Nhật Tiếp Tục Giảm Còn 290.000 Đ/tạ Khoai Lang Tím Nhật Tiếp Tục Giảm Còn 290.000 Đ/tạ

Sau khi giảm xuống ở mức giá 350.000 đ/tạ vào tuần trước, đầu tuần này ở Vĩnh Long, giá khoai lang lang tím Nhật (củ từ 50g trở lên) tiếp tục giảm còn 290.000 đ/tạ đối với khoai đẹp, khoai “xấu hơn” 220.000 đ/tạ, khoai dạt giá 5.000 - 10.000 đ/tạ.

12/06/2014