Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) Nuôi Cá Lóc Thu Lãi Trên 20 Triệu Đồng/hộ

Sau hơn 5 tháng triển khai nuôi thử nghiệm, chiều 3/11, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) triển khai nghiệm thu và đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lóc và cá thát lát tại xã Thủy Tân và phường Thủy Lương.
Mô hình thử nghiệm với 6 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 1000 con cá lóc và 500 con cá thát lát, nuôi trong ao hồ và xen ghép nuôi trong lồng, vèo lưới. Từ nguồn vốn ngân sách thị xã, các hộ tham gia được hỗ trợ con giống, thức ăn, thuốc thú ý và kỹ thuật nuôi.
Theo đánh giá ban đầu, mô hình nuôi cá lóc và cá thát lát mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cá truyền thống; tỷ lệ cá sống đạt trên 60%, trọng lượng cá lóc trung bình từ 0,8 – 1kg, cá thát lát từ 0,5 – 0,7kg; trừ chi phí, mỗi hộ nuôi thu lãi từ 18 – 23 triệu đồng.
Sau khi đánh giá hiệu quả, mô hình cá lóc, cá thát lát sẽ được triển khai đồng loạt trên các địa bàn có diện tích ao hồ lớn, như Thủy Thanh, Thủy Phương, Thủy Phù...
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, mùa vụ khai thác mật ong từ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kết thúc. Sản lượng mật ước đạt 900 tấn, giảm 1.500 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

Theo định hướng tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, đàn gia cầm sẽ được tăng lên so với đàn gia súc. Tuy nhiên, theo quan điểm của Hiệp hội Chăn nuôi thì điều này chưa thích hợp.

Với nguồn thức ăn sẵn có, đầu ra sản phẩm có giá cả ổn định và khá cao, nghề nuôi dê tại ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đang phát triển thuận lợi.

Loại gạo Việt Nam trúng thầu là 15% tấm, giao hàng tập trung từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Giá trúng thầu từ 436-441,25 USD/tấn. Đây là một tin vui đối với các doanh nghiệp và nông dân vì với hợp đồng này, giá lúa trong nước có thể sẽ được nâng lên trong thời gian tới.