Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Bổ Sung Thức Ăn Công Nghiệp

Hướng Phát Triển Mới Của Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Bổ Sung Thức Ăn Công Nghiệp
Ngày đăng: 22/02/2014

Thực hiện chương trình khuyến ngư năm 2013, Chi cục Thuỷ sản Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp với quy mô 9.000 m2 tại các hộ thuộc huyện Gia Viễn. Sau 8 tháng triển khai, mô hình đã hoàn thành và cho kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong chăn nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Trong những năm gần đây, nhiều hộ ở các địa phương trong tỉnh đưa vào phát triển mô hình nuôi cá trắm đen với nhiều hình thức khác nhau như nuôi thả ao, nuôi lồng... cho hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, việc thực hiện nuôi thả cá trắm đen theo phương pháp truyền thống là cho ăn ốc và nguồn thức ăn tự nhiên nên cá lớn chậm, dễ gây ô nhiễm môi trường nguồn nước. Trong khi nguồn thức ăn tự nhiên ngày càng hạn hẹp và chi phí đầu tư khá cao. Do đó, để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả bền vững cần áp dụng các tiến bộ về khoa học để đổi mới phương pháp nuôi, đặc biệt là nguồn thức ăn cho cá.

Trên cơ sở đó, Chi cục Thuỷ sản đã chọn giải pháp nuôi cá trắm đen có sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế một phần thức ăn tươi sống nhằm thay đổi tập tính của loài cá trắm đen từ một loài ưa thích ăn ốc, thức ăn tự nhiên sang ăn thức ăn công nghiệp, qua đó chủ động nguồn thức ăn cho cá, giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp đã chọn 2 hộ (hộ ông Đinh Văn Bốn và hộ Nguyễn Văn Ngọc) thuộc xã Gia Phương, huyện Gia Viễn có đầy đủ các điều kiện về năng lực tài chính, kỹ thuật, có diện tích ao nuôi lớn và cam kết tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật phụ trách để triển khai thực hiện mô hình.

Sau khi thực hiện tốt công tác chuẩn bị ao nuôi như rút nước, dọn sạch cỏ rác, vớt bùn bẩn, vệ sinh ao nuôi bằng vôi bột, giữa tháng 4-1013, Chi cục Thuỷ sản đã hướng dẫn các hộ tham gia mô hình thả 7.200 con cá giống trên diện tích 9.000 m2 ao nuôi. Để dần thay đổi thói quen, tập quán về thức ăn của cá trắm đen, các hộ đã thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ phụ trách.

Theo đó, thức ăn chính cho cá vẫn là ốc và bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. ở giai đoạn đầu sử dụng ốc làm thức ăn chính cho cá, ngày cho ăn 2 lần với tỷ lệ thức ăn 10-12% trọng lượng cá trong ao. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,4-1,6 kg bổ sung thêm thức ăn công nghiệp cho cá với tỷ lệ 2-5% trọng lượng cá.

Bên cạnh đó, các hộ cũng thực hiện tốt công tác quản lý môi trường ao nuôi (thường xuyên kiểm tra bờ, cống, lưới chắn; theo dõi diễn biến màu nước, độ sâu của nước để bổ sung kịp thời, ….) và theo dõi sinh trưởng của cá.

Do điều kiện vùng nuôi chủ động nguồn nước ra vào, đồng thời quản lý môi trường ao nuôi tốt nên trong suốt thời gian nuôi, yếu tố môi trường nước luôn được duy trì ổn định phù hợp cho cá sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở cả 2 ao nuôi. Công tác phòng bệnh luôn được quan tâm và áp dụng chặt chẽ các biện pháp theo hướng dẫn kỹ thuật nên trong quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh.

Sau thời gian 8 tháng, nuôi theo hình thức bổ sung thêm thức ăn công nghiệp cho thấy cá lớn nhanh, chất lượng cá thương phẩm tốt. Sản lượng mô hình đạt gần 9,5 tấn, năng suất đạt 10,54 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi thu được trên 330 triệu đồng/ha. Thành công của mô hình tạo ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Ông Đinh Văn Bốn, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn cho biết: Được Chi cục Thuỷ sản lựa chọn tham gia mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thêm thức ăn công nghiệp, tôi được hỗ trợ con giống, thức ăn công nghiệp, kỹ thuật nuôi thả cá trắm đen. Với diện tích ao nuôi 5.000m2, tôi đã thả 4.000 con giống và thực hiện đầy đủ các biện pháp, quy trình kỹ thuật của cán bộ phụ trách. Sau gần 8 tháng, tỷ lệ sống của cá ước đạt 82%, sản lượng cá thu hoạch đạt 5,3 tấn, ước tính trừ chi phí gia đình tôi thu lãi trên 146 triệu đồng.

Như vậy, so với cách nuôi truyền thống, phương pháp mới cho hiệu quả cao. Từ kết quả này, trong năm 2014, gia đình tôi dự định nhân rộng gấp đôi mô hình.

Theo ông Tạ Văn Giáp, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản: Mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp tại xã Gia Phương là một trong những mô hình mà Chi cục đã triển khai khá tốt trong năm 2013. Mô hình đã thực hiện đúng tiến độ, thực hiện hỗ trợ đúng định mức đã phê duyệt và đã đạt được hiệu quả cao, năng suất ước đạt trên 10 tấn/ha, vượt chỉ tiêu so với định mức ban đầu đề ra. Việc bổ sung thức ăn công nghiệp để thay thế thức ăn tươi sống trong từng giai đoạn sinh trưởng của cá đã giảm ô nhiễm môi trường nguồn nước ao nuôi và chi phí công lao động.

Trên cơ sở kết quả nghiệm thu mô hình nuôi cá trắm đen bổ sung thức ăn công nghiệp ở xã Gia Phương (Gia Viễn), trong thời gian tới Chi cục Thuỷ sản tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để bà con nông dân trong tỉnh nắm bắt kỹ thuật nuôi, để nhanh chóng nhân rộng mô hình ra các địa phương…

Đồng thời tham mưu, đề nghị với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT tiếp tục hỗ trợ kinh phí để triển khai mô hình trong những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Giám sát sự lưu hành virus gây bệnh trên tôm là điều cần thiết Giám sát sự lưu hành virus gây bệnh trên tôm là điều cần thiết

Tính đến ngày 26/06, Sóc Trăng đã thả giống 18.608 ha tôm nước lợ, đạt 41,35% kế hoạch, trong đó có hơn 5.304 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 28,8% diện tích thả nuôi, đa số tôm chết ở giai đoạn từ 20 – 45 ngày tuổi.

08/07/2015
Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản Trung tâm Giống thủy sản tỉnh tập trung bảo vệ các loại giống thủy sản

Nắng hạn kéo dài đã tác động xấu đến hoạt động ương nuôi và sản xuất các loại giống thủy sản tại các Trạm thực nghiệm (TTN) nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trước tình hình trên, Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã ngừng sản xuất con giống, tập trung các biện pháp bảo vệ các loại giống thủy sản.

08/07/2015
Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và phải xử lý dứt điểm ô nhiễm nguồn nước Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và phải xử lý dứt điểm ô nhiễm nguồn nước

Từ đầu năm đến nay, cá, tôm, hàu nuôi tại các lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn chết rải rác. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 6-2015, hiện tượng cá, tôm chết với mật độ cao hơn. Theo các hộ nuôi, để đưa nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và vào quy hoạch ổn định thì phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

08/07/2015
Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu Chuyển đổi trên 3.800 ha lúa sang trồng bắp và rau màu

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 3.800 ha đất lúa sang trồng bắp và rau màu. Cụ thể, ở vụ đông xuân 2014 -2015, toàn tỉnh chuyển đổi trên 3.400 ha, trong đó diện tích trồng bắp chiếm gần 2.600 ha. Riêng vụ hè thu 2015, huyện Hàm Thuận Bắc chuyển đổi 95 ha đất trồng lúa sang trồng rau các loại và huyện Tánh Linh chuyển đổi 400 ha đất trồng lúa sang trồng bắp.

08/07/2015
Tập huấn mô hình nuôi cá lăng nha Tập huấn mô hình nuôi cá lăng nha

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Hội Nông dân thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá lăng nha cho 30 hộ dân trên địa bàn tỉnh.

09/07/2015