Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau
Ngày đăng: 11/05/2012

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Xã Hiệp Tùng có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.646 ha, trong đó diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao là 34,7 ha, ở 2 THT với 22 hộ thực hiện (thuộc ấp 5 và ấp 7B). Các THT ra đời đáp ứng nguyện vọng về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, con giống, nguồn vốn của người nuôi tôm, đồng thời còn giải được bài toán sản xuất riêng lẻ, manh mún.

Ông Lưu Mãng, ấp 5, xã Hiệp Tùng, cho biết: “Tính từ ngày thả tôm trong ao vèo đến nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, tôm nuôi phát triển tốt, gia đình tôi đang chuyển tôm sang ao nuôi. Với quy trình này, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn tôm, ít xảy ra dịch bệnh, thời gian chăm sóc ngắn và thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn so với hình thức nuôi thả lan theo phương pháp truyền thống”. Với diện tích 2 ha, qua hơn 3 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 25 - 30 con/kg, ước tính vụ này ông thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trung Hậu, THT 1/7, ấp 7B, xã Hiệp Tùng, trước đây nuôi tôm theo lối truyền thống, thu nhập bấp bênh. Từ khi áp dụng nuôi tôm quảng canh cải tiến, được tập huấn kỹ thuật, trên diện tích 1,5 ha sau gần 4 tháng thả nuôi, tôm có kích cỡ 23 - 25 con/kg, hiện đang cho thu hoạch. Ước tính vụ này ông thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ông Trần Thanh Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hiệp Tùng, cho biết, xã sẽ sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, nhằm chấm dứt tình trạng nuôi tôm tự phát, không có kế hoạch, làm mất cân bằng hệ sinh thái và khó khăn trong công tác quản lý.

Thành công của 2 THT nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở xã Hiệp Tùng là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục nhân rộng, phát triển trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Lợi Nhuận Cao

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.

18/10/2014
Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

18/10/2014
Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

18/10/2014
Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

18/10/2014
Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

18/10/2014