Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau

Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau
Ngày đăng: 11/05/2012

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Xã Hiệp Tùng có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.646 ha, trong đó diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao là 34,7 ha, ở 2 THT với 22 hộ thực hiện (thuộc ấp 5 và ấp 7B). Các THT ra đời đáp ứng nguyện vọng về chuyển giao khoa học - kỹ thuật, con giống, nguồn vốn của người nuôi tôm, đồng thời còn giải được bài toán sản xuất riêng lẻ, manh mún.

Ông Lưu Mãng, ấp 5, xã Hiệp Tùng, cho biết: “Tính từ ngày thả tôm trong ao vèo đến nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, tôm nuôi phát triển tốt, gia đình tôi đang chuyển tôm sang ao nuôi. Với quy trình này, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn tôm, ít xảy ra dịch bệnh, thời gian chăm sóc ngắn và thời gian thu hoạch cũng nhanh hơn so với hình thức nuôi thả lan theo phương pháp truyền thống”. Với diện tích 2 ha, qua hơn 3 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng 25 - 30 con/kg, ước tính vụ này ông thu lãi trên 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Trung Hậu, THT 1/7, ấp 7B, xã Hiệp Tùng, trước đây nuôi tôm theo lối truyền thống, thu nhập bấp bênh. Từ khi áp dụng nuôi tôm quảng canh cải tiến, được tập huấn kỹ thuật, trên diện tích 1,5 ha sau gần 4 tháng thả nuôi, tôm có kích cỡ 23 - 25 con/kg, hiện đang cho thu hoạch. Ước tính vụ này ông thu lãi hàng chục triệu đồng.

Ông Trần Thanh Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hiệp Tùng, cho biết, xã sẽ sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, nhằm chấm dứt tình trạng nuôi tôm tự phát, không có kế hoạch, làm mất cân bằng hệ sinh thái và khó khăn trong công tác quản lý.

Thành công của 2 THT nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao ở xã Hiệp Tùng là tiền đề quan trọng để xã tiếp tục nhân rộng, phát triển trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Giải Pháp Cho Sản Xuất Lúa Bền Vững Giải Pháp Cho Sản Xuất Lúa Bền Vững

Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.

02/08/2013
Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

02/08/2013
64 Tỉ Đồng Phát Triển Bền Vững Cá Tra 64 Tỉ Đồng Phát Triển Bền Vững Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

02/08/2013
Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

02/08/2013
Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

02/08/2013