Hướng Làm Ăn Mới

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.
Lãi lớn từ nuôi bồ câu Pháp
Nguồn thu này gia đình anh Hứa Công Lương, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn duy trì hơn nửa năm nay, kể từ khi tổng đàn bồ câu bố mẹ tăng lên 1.300 cặp. Với nguồn thu đó, trừ hết các khoản chi phí, nông hộ này lãi ròng 500.000 - 600.000 đồng/ngày.
Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở nuôi bồ câu Pháp của gia đình, anh Lương cho biết: Bồ câu là loài vật rất dễ nuôi. Mấy năm nay, gia đình tôi ăn nên làm ra nhờ loài vật này. Cặp bồ câu non 13 ngày tuổi, bán ra với giá 65.000 - 70.000 đồng. Tổng đàn 1.300 cặp bồ câu bố mẹ, ngày xuất bán 15 - 20 cặp là thường.
Khu vực nuôi bồ câu của gia đình anh Lương chỉ rộng khoảng 100m2. Tại đó, các dãy chuồng kết cấu bằng khung tre hoặc thép giăng kín lưới, 2 - 3 tầng, chia thành nhiều ngăn nhỏ. Mỗi ngăn kích thước 40 x 45 x 45, đủ cho một cặp bồ câu bố mẹ sinh sống và sinh nở. “Loài chim này rất mắn đẻ. Cứ 45 ngày cho ra đời 1 cặp. Kể từ khi ra đời, 5 tháng sau đã thành mẹ.
Ngày nào cũng xuất bán, chứ để nuôi, không biết chuồng trại đâu nhốt cho hết. Đầu ra thuận lợi, khách hàng mua liên tục. Có điều, chuồng trại phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Về phòng bệnh, phải nhỏ vắc-xin và phun thuốc tiêu độc, khử trùng theo định kỳ. Nước uống cho bồ câu phải sạch, thức ăn là gạo lức và loại chế biến sẵn phải bảo đảm chất lượng”, anh Lương cho biết.
Tiên phong nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê
Mới đây, bà con xã miền núi Hòa Bắc mở ra hướng làm ăn mới: nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê. Chưa đến kỳ thu hoạch, song những gì đang có cũng đủ khẳng định đây là hướng làm ăn rất khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Người tiên phong trong hoạt động kinh tế mới mẻ này là ông Hồ Phú Sâm, Trưởng thôn Phò Nam. Có mặt tại bè cá neo cách bờ hơn chục mét, đoạn gần cuối địa phận xã Hòa Bắc, vào thời điểm cá điêu hồng thả nuôi hơn 3 tháng, ghi nhận của chúng tôi là hàng vạn con to cỡ bàn tay thỏa sức bơi lượn giữa làn nước trong xanh. Khi ông Sâm vãi thức ăn, cá nổi lên dày đặc đớp mồi trông thật thích mắt.
Ông Sâm cho biết: Cá lớn rất nhanh. Tỷ lệ hao hụt ít. Thời gian tới bình yên vô sự, lứa này trúng đậm. Với 30.000 con đã thả, trừ hao hụt 20%, khi thu hoạch, chí ít cũng còn khoảng 24.000 con. Cứ tính bình quân 2 con/kg, lứa đầu tiên này 12 tấn cá trong tầm tay. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, doanh thu nửa tỷ đồng cầm chắc, trừ chi phí lãi ròng từ 150 đến 180 triệu đồng.
Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi về nguồn thu kỷ lục như vậy, ông Phan Hữu Ánh, chuyên gia nuôi cá lồng bè lâu năm tại hồ Hòa Trung có mặt trên bè vào thời điểm đó khẳng định: Với 30.000 con đã thả, sau 5 tháng nuôi, dư sức đạt hơn 12 tấn. Phải nói, nuôi cá lồng bè ở sông Cu Đê thuận lợi hơn ở hồ Hòa Trung rất nhiều. Nước trên sông này chảy không mạnh, ít ô nhiễm, cá chóng lớn.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, giá lúa IR 50404 thu mua tại ruộng đang ở mức 5.000 - 5.200 đ/kg. Còn gạo nguyên liệu thuộc giống IR 50404 đang được các DN chế biến và XK thu mua với giá 7.600 - 7.700 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước.

Những vạt ruộng trải dài màu bạc của lá lúa bị cháy do sâu cuốn lá. Người dân cho biết, mấy năm nay mới lại xuất hiện một đợt dịch sâu cuốn lá nặng đến thế. Đến nay, toàn tỉnh đã có 70.232 ha lúa bị bệnh sâu cuốn lá phát sinh và gây hại. Ngày 18/7, UBND tỉnh đã phải ra quyết định công bố dịch. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, vẫn còn tình trạng chủ quan trong công tác phòng trừ.

Hai ngành hàng cá tra và tôm ở ĐBSCL vẫn trong cơn khủng hoảng nợ kéo dài mấy năm nay, với "khối u" lớn nhất chưa xử lý được: DN chế biến chiếm dụng vốn của người nuôi và nợ xấu vốn vay ngân hàng.

Chiều 24.7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) phối hợp với UBND tỉnh và Ngân hàng BIDV tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách tín dụng quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ” về một số chính sách phát triển thủy sản.

Mùa sau nên trồng gì để “được mùa - tốt giá”, làm cách nào để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ chuẩn xuất khẩu, thương lái và các doanh nghiệp hỗ trợ thu mua giá cao, không phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc? Những câu hỏi thường trực đó rất nhiều nông dân phải xoay xở giải đáp khi chuẩn bị bắt tay vào vụ mùa kế tiếp ngay khi tình hình xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay còn gặp nhiều khó khăn…