Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Làm Ăn Mới

Hướng Làm Ăn Mới
Ngày đăng: 19/06/2014

Với mục tiêu tăng thu nhập, nâng cao đời sống, không ít hộ nông dân ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư mở ra hướng làm ăn mới đem lại hiệu quả kinh tế rất lạc quan. Hai trong số nhiều mô hình tiêu biểu nêu dưới đây đã khẳng định: năng động, nhạy bén, đầu tư đúng hướng, nỗ lực vượt khó, nhà nông dư sức làm giàu.

Lãi lớn từ nuôi bồ câu Pháp

Nguồn thu này gia đình anh Hứa Công Lương, ở thôn An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn duy trì hơn nửa năm nay, kể từ khi tổng đàn bồ câu bố mẹ tăng lên 1.300 cặp. Với nguồn thu đó, trừ hết các khoản chi phí, nông hộ này lãi ròng 500.000 - 600.000 đồng/ngày.

Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở nuôi bồ câu Pháp của gia đình, anh Lương cho biết: Bồ câu là loài vật rất dễ nuôi. Mấy năm nay, gia đình tôi ăn nên làm ra nhờ loài vật này. Cặp bồ câu non 13 ngày tuổi, bán ra với giá 65.000 - 70.000 đồng. Tổng đàn 1.300 cặp bồ câu bố mẹ, ngày xuất bán 15 - 20 cặp là thường.

Khu vực nuôi bồ câu của gia đình anh Lương chỉ rộng khoảng 100m2. Tại đó, các dãy chuồng kết cấu bằng khung tre hoặc thép giăng kín lưới, 2 - 3 tầng, chia thành nhiều ngăn nhỏ. Mỗi ngăn kích thước 40 x 45 x 45, đủ cho một cặp bồ câu bố mẹ sinh sống và sinh nở. “Loài chim này rất mắn đẻ. Cứ 45 ngày cho ra đời 1 cặp. Kể từ khi ra đời, 5 tháng sau đã thành mẹ.

Ngày nào cũng xuất bán, chứ để nuôi, không biết chuồng trại đâu nhốt cho hết. Đầu ra thuận lợi, khách hàng mua liên tục. Có điều, chuồng trại phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Về phòng bệnh, phải nhỏ vắc-xin và phun thuốc tiêu độc, khử trùng theo định kỳ. Nước uống cho bồ câu phải sạch, thức ăn là gạo lức và loại chế biến sẵn phải bảo đảm chất lượng”, anh Lương cho biết.

Tiên phong nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê

Mới đây, bà con xã miền núi Hòa Bắc mở ra hướng làm ăn mới: nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê. Chưa đến kỳ thu hoạch, song những gì đang có cũng đủ khẳng định đây là hướng làm ăn rất khả thi, đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Người tiên phong trong hoạt động kinh tế mới mẻ này là ông Hồ Phú Sâm, Trưởng thôn Phò Nam. Có mặt tại bè cá neo cách bờ hơn chục mét, đoạn gần cuối địa phận xã Hòa Bắc, vào thời điểm cá điêu hồng thả nuôi hơn 3 tháng, ghi nhận của chúng tôi là hàng vạn con to cỡ bàn tay thỏa sức bơi lượn giữa làn nước trong xanh. Khi ông Sâm vãi thức ăn, cá nổi lên dày đặc đớp mồi trông thật thích mắt.

Ông Sâm cho biết: Cá lớn rất nhanh. Tỷ lệ hao hụt ít. Thời gian tới bình yên vô sự, lứa này trúng đậm. Với 30.000 con đã thả, trừ hao hụt 20%, khi thu hoạch, chí ít cũng còn khoảng 24.000 con. Cứ tính bình quân 2 con/kg, lứa đầu tiên này 12 tấn cá trong tầm tay. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, doanh thu nửa tỷ đồng cầm chắc, trừ chi phí lãi ròng từ 150 đến 180 triệu đồng.

Thấy chúng tôi có vẻ bán tín bán nghi về nguồn thu kỷ lục như vậy, ông Phan Hữu Ánh, chuyên gia nuôi cá lồng bè lâu năm tại hồ Hòa Trung có mặt trên bè vào thời điểm đó khẳng định: Với 30.000 con đã thả, sau 5 tháng nuôi, dư sức đạt hơn 12 tấn. Phải nói, nuôi cá lồng bè ở sông Cu Đê thuận lợi hơn ở hồ Hòa Trung rất nhiều. Nước trên sông này chảy không mạnh, ít ô nhiễm, cá chóng lớn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lóc - “Lợi Bất Cập Hại!” Ở Bình Định Nuôi Cá Lóc - “Lợi Bất Cập Hại!” Ở Bình Định

Nắng tháng 5 xối vào mặt, mồ hôi ướt đẫm lưng, nhưng hoạt động thu hoạch cá lóc tại ao nuôi cá nhà anh Huỳnh Văn Lượng (xóm 7, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) rất sôi động. Vụ này cá nuôi phát triển tốt, lại được giá nên người nuôi cá rất mừng. Tuy nhiên, một vấn đề làm bà con “đau đầu” là ô nhiễm môi trường từ nuôi cá…

26/05/2012
Xuất Khẩu Sầu Riêng Ngũ Hiệp Sang Trung Quốc Xuất Khẩu Sầu Riêng Ngũ Hiệp Sang Trung Quốc

Theo ông Lê Hữu Hải, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, từ tháng 3.2012, công ty Capital Link International Trading (Trung Quốc) đã ký hợp đồng thu mua trái sầu riêng của hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

22/04/2012
Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

23/04/2012
Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

09/05/2012
Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

16/05/2012