Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đi Nào Cho Thanh Long Bình Thuận?

Hướng Đi Nào Cho Thanh Long Bình Thuận?
Ngày đăng: 10/05/2014

Thị trường thu hẹp, giá thanh long sụt giảm, chất lượng giảm thấp đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân.

Hiện nay, người trồng thanh long tại Bình Thuận chưa kịp mừng vì có thêm thị trường mới là New Zealand thì lại phải đối mặt với nguy cơ giá thanh long sụt giảm và dịch bệnh phá hoại.

Từ đầu tháng 5, giá thanh long tại Bình Thuận đã có dấu hiệu sụt giảm trở lại. Hiện các cơ sở thu mua thanh long mua vào với giá từ 15.000 -  20.000 đồng/kg tùy loại. Chất lượng trái thanh long vào cuối mùa điện cũng đã bắt đầu đi xuống do tình trạng đốm trắng và rầy xuất hiện sau đợt mưa vừa rồi.

Thêm nữa, tình hình buôn bán theo đường tiểu ngạch với Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, nhiều xe hàng của Việt Nam đang bị ách tại cửa khẩu nên các doanh nghiệp thu mua chỉ làm cầm chừng hoặc tạm nghỉ chứ không thu mua mạnh như thời gian trước.

Bà Huỳnh Thị Ngoảnh, chủ doanh nghiệp kinh doanh thu mua xuất khẩu thanh long Thành Trung cho biết, doanh nghiệp của bà đang kinh doanh thua lỗ nên chỉ hoạt động cầm chừng. Đón nhận tin có thêm thị trường New Zealand cho phép nhập khẩu thanh long, doanh nghiệp bà không mặn mà lắm vì những tiêu chuẩn quá khó.

“Làm thị trường mới gần như là không thể vì có đến 10 doanh nghiệp cũng khó có thể có 1 doanh nghiệp tiếp cận được. Thứ nhất do tiêu chuẩn quá cao, thứ hai là không có tiền”, bà Huỳnh Thị Ngoảnh nói.

Trong khi đó, ở khắp nơi trong tỉnh Bình Thuận, người dân vẫn tiếp tục trồng mới cây thanh long. Đón nhận thông tin bất lợi về tương lai của thanh long nhưng nhiều người dân vẫn không quan tâm bởi lợi ích trước mắt quá lớn.

Anh Nguyễn Hữu Hoàng, thôn Phú Xuân, xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết, tại các vựa thanh long, bà con vẫn e ngại việc giảm giá, nhưng cuộc sống của bà con nhờ cây thanh long nên vẫn làm.

Anh Nguyễn Văn Sáu, chủ nhân của vườn thanh long hơn 3.000 trụ nhưng không làm hàng điện, chỉ mong chờ vào vụ mùa sắp tới, cho biết, vào đầu vụ, hi vọng giá thanh long giữ ở mức 10.000/kg. Anh Sáu cũng hy vọng có thị trường mới để mở rộng, phát triển trái thanh long.

Diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận hiện nay là hơn 20.500 ha, trong đó có  18.600 ha đang cho sản phẩm. Việc có thêm thị trường New Zealand là điều đáng mừng, nhưng thực tế cho thấy, để xâm nhập vào thị trường này hay các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu là rất khó vì phải tuân thủ theo các qui trình sản xuất sạch và chiếu xạ, xử lý dịch hại bằng phương pháp hơi nước nóng…

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay việc phải lo đầu ra, đầu vào và bốn nhà liên kết thế nào để đảm bảo đời sống của nông dân luôn là nỗi trăn trở của các cấp ban ngành trong tỉnh. Tỉnh đang tìm thị trường mới tại Mỹ, Nhật, New Zealand… bởi hiện nay 85% thanh long vẫn xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra hiện nay là ngoài việc tìm thị trường tiêu thụ mới thì địa phương cần phải quan tâm, điều chỉnh lại diện tích thanh long hợp lí. Vừa qua, các địa phương trong tỉnh cũng đã xử phạt nhiều hộ trồng mới thanh long trên đất lúa…

Thêm vào đó, tỉnh Bình Thuận cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp nâng cao chất lượng trái thanh long, sản xuất thanh long an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap…Có như thế thương hiệu thanh long Bình Thuận mới có thể vươn xa trên thị trường thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp, nhà nông bắt tay sản xuất chăn nuôi giảm nỗi lo về chất lượng, giá cả Doanh nghiệp, nhà nông bắt tay sản xuất chăn nuôi giảm nỗi lo về chất lượng, giá cả

Doanh nghiệp và người chăn nuôi “bắt tay” để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm khâu trung gian, nhằm giảm chi phí, tăng chất lượng, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm “sạch”, chất lượng, giá hợp lý nhất… Đó là mô hình về chuỗi liên kết đang được Hà Nội thực hiện.

23/11/2015
Tạo điều kiện để nông dân giỏi ở lại sản xuất Tạo điều kiện để nông dân giỏi ở lại sản xuất

Tiếp nối cuộc trao đổi trước, trong cuộc trao đổi này, TS Đặng Kim Sơn đề xuất phải ưu tiên dành đất đai, thu nhập cho nông dân, khuyến khích nông dân giỏi ở lại sản xuất...

23/11/2015
Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng Trồng và chế biến kiệu gắn với du lịch cộng đồng

Mô hình Tổ hợp tác Thanh niên (THT TN) làm dưa kiệu kết hợp du lịch cộng đồng của nông dân trẻ Trần Minh Tân ở xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã xuất sắc giành giải Ba cuộc thi “Dự án thanh niên khởi nghiệp 2015”.

23/11/2015
Tìm hướng đi mới cho cây cà phê Tây Nguyên Tìm hướng đi mới cho cây cà phê Tây Nguyên

Ngày 17. 11, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, phối hợp với UBND tỉnh, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Lăk tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề "Một số giải pháp thâm canh cây cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững".

23/11/2015
Gạo Việt khó được mùa khi gia nhập TPP Gạo Việt khó được mùa khi gia nhập TPP

Không có thương hiệu, thiếu thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hoá chất hay truy xuất được nguồn gốc... là những yếu huyệt khiến xuất khẩu gạo Việt Nam vào các thị trường TPP khó gia tăng.

23/11/2015