Hướng đi mới từ nuôi hàu lồng

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Hôn - Chủ nhiệm HTX Hàu lồng xã Đất Mũi cho biết, trước khi thành lập HTX, chính quyền địa phương có cử một số cán bộ ra Vũng Tàu học hỏi mô hình nuôi hàu lồng để về thử nghiệm tại địa phương. “Kết thúc chuyến tham quan đó, chúng tôi được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Hiển cho vay 70 triệu đồng để mua con giống về nuôi nhưng một thời gian sau hàu giống mua ở Vũng Tàu chết hết do không thích nghi được với điều kiện của Đất Mũi”- ông Hôn nhớ lại.
Với quyết tâm làm bằng được, từ đồng vốn nhỏ ban đầu, ông Hôn đã đi lùng mua được 17 tấn hàu giống trên địa bàn mang về thả nuôi, 6 tháng sau thu hoạch bán được 130 triệu đồng. Sau thành công này, ông Hôn đã đề xuất với địa phương thành lập HTX Hàu lồng Đất Mũi. “Ban đầu, HTX chỉ có 1 bè nuôi hàu, cứ thế tích lũy dần, có tiền lại đầu tư bè nuôi kế tiếp. Đến nay, HTX đã có gần 50 xã viên với 17 bè nuôi đặt tại ấp Lạch Vàm, trung bình mỗi vụ thả trên 200 tấn hàu giống, vốn điều lệ cũng tăng từ 900 triệu đồng lên gần 5 tỷ đồng” - ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ nhiệm HTX Hàu lồng Đất Mũi nói.
“Vụ vừa qua, HTX thu hoạch được hơn 500 tấn hàu thương phẩm, trừ chi phí lãi hơn 4 tỷ đồng” - ông Hôn cho biết. Ông Ngô Minh Toại - Chủ tịch UBND xã Đất Mũi cho biết: Là xã ven biển nên nhiều hộ gia đình ở Đất Mũi không có đất sản xuất, phải sống dựa vào biển hoặc khai thác gỗ rừng trái phép để hầm than. Vì thế, mô hình HTX hàu lồng là hướng đi đúng, góp phần khai thác tốt tiềm năng của địa phương và giúp người dân vươn lên.
Tags: nuoi hau long, hau, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Tận dụng điều kiện thực tế của địa phương, nhiều năm qua huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển nhiều mô hình kinh tế đa cây, đa con mang lại thu nhập cao. Trong đó, mô hình lúa – tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế trên đồng đất Thới Bình.

Theo ghi nhận của PV, do mô hình mang lại lợi nhuận lớn, nhiều địa phương đang phát triển mạnh, dẫn đến thiếu nguồn cung ứng giống.

Năm 2014, diện tích thả tôm giống toàn tỉnh Ninh Thuận đạt 1.000 ha tôm thẻ chân trắng và 46 ha tôm sú, sản lượng thu hoạch khá 8.940 tấn, đạt 112 % kế hoạch và 113 % so năm 2013.

Anh Nguyễn Văn Lũy, sinh năm 1964 ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy. Gia đình anh có 5 nhân khẩu (trong đó có 2 lao động chính), thu nhập chủ yếu dựa vào diện tích đất canh tác là 2.000m2.