Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 08/11/2015

Tuy nhiên, nghề nuôi hàu hiện nay thiếu bền vững, phần lớn con giống phụ thuộc vào nguồn khai thác từ tự nhiên, nên ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất.

Để nghề nuôi hàu phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, Trung tâm Giống hải sản cấp I (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng quy trình sinh sản nhân tạo giống hàu Thái Bình Dương (TBD) tại Ninh Thuận”, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Thạc sỹ Dương Ngọc Tân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống hải sản cấp I, chủ nhiệm đề tài, cho biết: Đề tài bắt đầu triển khai vào tháng 5-2014, đến nay, nhóm thực hiện đã tiến hành khảo sát phân bố, mùa vụ sinh sản và định danh loài hàu phổ biến tại đầm Nại; thử nghiệm sinh sản nhân tạo giống hàu TBD, hoàn thiện quy trình sinh sản giống.

Qua sản xuất thử nghiệm đợt 1 tại xã Phương Hải và một số hộ ở xã Vĩnh Hải (Ninh Hải), tốc độ phát triển giống hàu TBD nhanh gần gấp 2 lần so với hàu cửa sông, tỷ lệ sống cũng cao hơn.

Sau khi được Trung tâm hỗ trợ một phần con giống, tư vấn kỹ thuật nuôi, tháng 7-2014, anh Nguyễn Xuân Chánh (thôn Phương Cựu, xã Phương Hải) cải tạo 5 sào đìa nuôi hàu bằng hình thức treo dây.

Kết quả đạt được hơn cả mong đợi, sau 6 tháng nuôi, hàu đạt trọng lượng 12 con/kg, năng suất cao hơn nhiều so với hàu cửa sông.

Đều đáng nói, hàu TBD vỏ mỏng, thịt dày, nên được nhiều người ưa dùng, các nhà hàng trong tỉnh đặt mua giá 30.000 đồng/kg, nhưng hộ nuôi vẫn không cung cấp đủ.

Nhận thấy nuôi hàu TBD mang lại hiệu quả cao, gần đây nhiều hộ sống quanh khu vực đầm Nại, vịnh Vĩnh Hy đã cải tạo các ao đìa nuôi tôm kém hiệu quả để chuyển qua nuôi hàu TBD.

Tính đến nay, Trung tâm Giống hải sản cấp I đã sản xuất được 1 triệu con giống, cung cấp cho 30 hộ nuôi ở huyện Ninh Hải.

Thạc sỹ Dương Ngọc Tân cho biết thêm: Hàu TBD có ưu điểm nổi trội so với giống hàu cửa sông là tốc độ sinh trưởng nhanh, hàm lượng dinh dưỡng cao, được thị trường ưu chuộng.

Là loài ăn lọc các sinh vật phù du và bùn hữu cơ nên hộ nuôi không phải đầu tư mua thức ăn như nuôi các loại tôm, cá.

Qua thực tế sản xuất thử nghiệm cho thấy, những khu vực nuôi hàu góp phần làm sạch môi trường ao, đìa.

Mô hình nuôi thương phẩm hàu TBD thành công mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm, vịnh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi.

Với những kết quả đạt được ban đầu, có thể khẳng định hàu TBD phù hợp với điều kiện tự nhiên ở tỉnh ta.


Có thể bạn quan tâm

Từ hai bàn tay trắng thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát trắng Từ hai bàn tay trắng thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát trắng

Đến cổng làng Sơn Hải 1, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hỏi ông Tu Thanh Hường, ai cũng biết. Bà con ở đây nói ông là nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng, vượt qua khó khăn thử thách để làm giàu, trở thành ông chủ trang trại tiền tỷ trên vùng cát hoang vu.

22/11/2015
Nuôi cá trên các hồ chứa cần phát huy tối đa tiềm năng Nuôi cá trên các hồ chứa cần phát huy tối đa tiềm năng

Với tiềm năng rất lớn, việc nuôi cá trên các hồ chưa thủy lợi, thủy điện đang trở thành một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

22/11/2015
Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra

Những năm gần đây, bệnh gan thận mủ (GTM) hoành hành trên cá tra gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân, thậm chí nhiều trường hợp tỷ lệ hao hụt trong nuôi cá tra thương phẩm lên đến 50%.

22/11/2015
Khó phát triển đàn heo đen Khó phát triển đàn heo đen

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

22/11/2015
Được, mất chuyện nuôi lợn rừng Được, mất chuyện nuôi lợn rừng

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

22/11/2015