Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ

Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ
Ngày đăng: 30/09/2012

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.
 
Theo ngành nông nghiệp thành phố, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp khó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu luôn biến động, nông dân ngán ngại tái đầu tư. Hiện nay, chi phí đầu tư nuôi cá tra từ 6-8 tỉ đồng/ha, trong khi người nuôi gặp khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cạnh tranh không lành mạnh, không thống nhất với nhau về giá bán còn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, các nước nhập khẩu thời gian qua chủ yếu chọn hình thức thanh toán trả chậm, đẩy DN vào thế hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ...
 
Nhằm khắc phục những tồn tại của ngành cá tra, ngành nông nghiệp thành phố đã và đang xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững như: Dự án Xây dựng Trung tâm giống cấp I, Kế hoạch triển khai VietGAP cho giai đoạn 2012-2015. Đồng thời, đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như chọn giống chất lượng, thả nuôi mật độ thích hợp, quản lý dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.

Song song đó, để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu, TP Cần Thơ sẽ tập trung phát triển các vùng nuôi thâm canh, mở rộng diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như: GlobalGAP, SQF, BMP, ASC… Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với quy mô lớn.


Có thể bạn quan tâm

Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang Hậu cần nghề cá Vàm Láng Tiền Giang

Thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có hơn 70% dân số sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến thủy - hải sản, trong đó dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác thủy sản ở đây phát triển toàn diện và bền vững.

09/10/2015
Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016 Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016

Ngày 7/10/2015, Tổng cục Thủy sản phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị “Tổng kết khai thác cá vụ Nam năm 2015, triển khai kế hoạch khai thác cá vụ Bắc năm 2015-2016”

09/10/2015
Vun đắp mùa vàng cho quê lúa Vun đắp mùa vàng cho quê lúa

Với 102.000ha đất sản xuất nông nghiệp, lượng phân bón được sử dụng hàng năm ở Thái Bình là rất lớn. Một trong những thương hiệu lớn, luôn đồng hành nông dân Thái Bình là Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

09/10/2015
Nhân rộng Nông dân xuất sắc Nhân rộng Nông dân xuất sắc

Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cả nước cần có giải pháp nhân rộng mô hình của những “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên, ND tham quan, học tập, đồng thời giúp bà con kết nối với nhau cùng sản xuất tốt để nâng cao cuộc sống”.

09/10/2015
Rà soát quy hoạch sản xuất các nông sản chủ lực Rà soát quy hoạch sản xuất các nông sản chủ lực

Ngày 6.10, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

09/10/2015