Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo ngành nông nghiệp thành phố, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp khó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu luôn biến động, nông dân ngán ngại tái đầu tư. Hiện nay, chi phí đầu tư nuôi cá tra từ 6-8 tỉ đồng/ha, trong khi người nuôi gặp khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cạnh tranh không lành mạnh, không thống nhất với nhau về giá bán còn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, các nước nhập khẩu thời gian qua chủ yếu chọn hình thức thanh toán trả chậm, đẩy DN vào thế hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ...
Nhằm khắc phục những tồn tại của ngành cá tra, ngành nông nghiệp thành phố đã và đang xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững như: Dự án Xây dựng Trung tâm giống cấp I, Kế hoạch triển khai VietGAP cho giai đoạn 2012-2015. Đồng thời, đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như chọn giống chất lượng, thả nuôi mật độ thích hợp, quản lý dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.
Song song đó, để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu, TP Cần Thơ sẽ tập trung phát triển các vùng nuôi thâm canh, mở rộng diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như: GlobalGAP, SQF, BMP, ASC… Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm

Vịt là đối tượng nuôi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gắn liền với hệ thống canh tác lúa nước. Dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng do phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Đại diện công ty Dekalb Việt Nam cho biết, nông dân Việt Nam sẽ chính thức tiếp cận giống ngô chuyển gen mang tên Dekalb® Genuity®.
Dân trồng nho ở Ninh Thuận hay nhắc đến cái tên “Sáu Lang nho giống”. Lão nông này tên thật là Nguyễn Thường Lang (ngụ khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận), được xem là người đầu tiên đưa giống nho ghép về địa phương hơn 15 năm trước.

Năm 2015, nuôi heo ở các tỉnh phía Nam diễn ra tình trạng sử dụng chất tạo nạc gọi chung là chất cấm trong chăn nuôi heo. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm thịt heo trong nước.

Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.