Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.
Theo ngành nông nghiệp thành phố, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp khó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu luôn biến động, nông dân ngán ngại tái đầu tư. Hiện nay, chi phí đầu tư nuôi cá tra từ 6-8 tỉ đồng/ha, trong khi người nuôi gặp khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cạnh tranh không lành mạnh, không thống nhất với nhau về giá bán còn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, các nước nhập khẩu thời gian qua chủ yếu chọn hình thức thanh toán trả chậm, đẩy DN vào thế hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ...
Nhằm khắc phục những tồn tại của ngành cá tra, ngành nông nghiệp thành phố đã và đang xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững như: Dự án Xây dựng Trung tâm giống cấp I, Kế hoạch triển khai VietGAP cho giai đoạn 2012-2015. Đồng thời, đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như chọn giống chất lượng, thả nuôi mật độ thích hợp, quản lý dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.
Song song đó, để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu, TP Cần Thơ sẽ tập trung phát triển các vùng nuôi thâm canh, mở rộng diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như: GlobalGAP, SQF, BMP, ASC… Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với quy mô lớn.
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.