Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ

Hướng Đến Việc Chủ Động Nguồn Nguyên Liệu Cá Tra Xuất Khẩu Ở Cần Thơ
Ngày đăng: 30/09/2012

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của toàn thành phố là 978ha, tăng hơn 16,6% so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt hơn 103.085 tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2011.
 
Theo ngành nông nghiệp thành phố, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp khó khăn do giá bán cá tra nguyên liệu luôn biến động, nông dân ngán ngại tái đầu tư. Hiện nay, chi phí đầu tư nuôi cá tra từ 6-8 tỉ đồng/ha, trong khi người nuôi gặp khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Tình trạng các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cạnh tranh không lành mạnh, không thống nhất với nhau về giá bán còn diễn ra phổ biến. Ngoài ra, các nước nhập khẩu thời gian qua chủ yếu chọn hình thức thanh toán trả chậm, đẩy DN vào thế hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ...
 
Nhằm khắc phục những tồn tại của ngành cá tra, ngành nông nghiệp thành phố đã và đang xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững như: Dự án Xây dựng Trung tâm giống cấp I, Kế hoạch triển khai VietGAP cho giai đoạn 2012-2015. Đồng thời, đẩy mạnh việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật như chọn giống chất lượng, thả nuôi mật độ thích hợp, quản lý dịch bệnh nhằm góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thủy sản.

Song song đó, để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ nhu cầu xuất khẩu, TP Cần Thơ sẽ tập trung phát triển các vùng nuôi thâm canh, mở rộng diện tích nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như: GlobalGAP, SQF, BMP, ASC… Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng hình thành các mô hình liên kết sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với quy mô lớn.


Có thể bạn quan tâm

Thích Ứng Với Rào Cản Thích Ứng Với Rào Cản

Ngành thủy sản cần soi vào thị trường và đổi mới mình để thích ứng với những rào cản thương mại các nước đưa ra ngày càng cao.

01/04/2014
Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê Biên Sơn (Bắc Giang) Phát Triển Đàn Dê

Nhận thấy ở địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển đàn gia súc, nhất là nuôi dê, đầu năm 2011, anh Nguyễn Trí Thường, thôn Tuấn Sơn, xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi dê từ một số mô hình trong, ngoài tỉnh.

01/04/2014
Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh Đàn Gia Súc Và Gia Cầm Của Tỉnh Giảm Mạnh

Từ giữa tháng 02/2014, trong tỉnh Trà Vinh đã xảy ra dịch cúm gia cầm tại địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện, thành phố: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè và thành phố Trà Vinh, với tổng số 28.262 con gia cầm mắc bệnh.

01/04/2014
Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm Bắc Giang Quyết Liệt Ngăn Chặn Cúm Gia Cầm

Trước tình trạng hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước xuất hiện dịch cúm trên đàn gia cầm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và ngành chăn nuôi, tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp tích cực bảo vệ đàn gia cầm và người sản xuất, kiên quyết không để xảy ra dịch trên địa bàn...

01/04/2014
Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn Sau Dịch, Người Chăn Nuôi Vẫn "Điêu Đứng" Đầu Ra

Dịch cúm gia cầm tại tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản được khống chế, nỗi lo dịch bệnh tạm lắng xuống, nhưng thay vào đó, thị trường đầu ra của gia cầm quá chậm chạp cộng với chi phí đầu vào tăng thêm từ 20-25% so với trước đây.

01/04/2014