Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội

Hướng đến nhãn hiệu, thương hiệu chè Hà Nội
Ngày đăng: 15/04/2015

Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn lạc hậu, giống chè cũ năng suất, chất lượng thấp nên đời sống người trồng chè còn nhiều khó khăn. Thực hiện "Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn TP Hà Nội đến 2016, định hướng đến 2020", nhiều biện pháp hỗ trợ đã đến với các vùng trồng chè, bước đầu đạt được 4 mục tiêu cơ bản đề ra về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, từ năm 2012 - 2014, đơn vị đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, thâm canh chè sạch theo hướng VietGap, quy hoạch, chọn giống chè năng suất, chất lượng để trồng mới và thay thế nương chè già cỗi, đồng thời áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu chè Hà Nội.

Là đơn vị được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ triển khai công tác này, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, trong 3 năm qua, trung tâm đã tổ chức được 59 lớp đào tạo, tập huấn, huấn luyện cho hơn 3.000 lượt cán bộ, nông dân về công tác quản lý, kỹ thuật sản xuất chè an toàn, quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo VietGap, kỹ thuật trồng mới, trồng thay thế giống chè mới, áp dụng kỹ thuật cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ chè sạch an toàn…

Đồng thời, trung tâm cũng tổ chức đoàn tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm tại các vùng trồng chè tiêu biểu, hiệu quả tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao trình độ, thay đổi tập quán cũ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho cây chè theo hướng sản xuất chè an toàn, chè VietGap.

Từ khi được tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền, phổ biến những giống chè mới, nhiều hộ nông dân đã tự tin tham gia mô hình chè, thay thế dần nương chè già cỗi năng suất, chất lượng thấp của gia đình để trồng mới những giống chè có năng suất, chất lượng cao. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, nông dân Hà Nội đã thay thế và trồng mới được 155ha chè tại vùng đồi gò các xã Trần Phú (Chương Mỹ), Yên Bài, Thuần Mỹ, Ba Trại, Cẩm Lĩnh (Ba Vì), Bắc Sơn (Sóc Sơn), Hòa Thạch (Quốc Oai)...

Mô hình sản xuất chè VietGAP có quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, thu hái, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Để giúp nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất chè sạch, biết cách ghi chép và lưu giữ hồ sơ, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert tập huấn, tổ chức đánh giá mô hình VietGAP.

Qua phân tích mẫu đất, mẫu nước tại các địa điểm thực hiện, Quacert đã cấp giấy chứng nhận cho 80ha sản xuất chè theo VietGAP trên tổng diện tích 305ha chăm sóc, thâm canh chè an toàn. Với mô hình chăm sóc cây chè trồng mới năm thứ 2 trên diện tích 50ha, qua kiểm tra, theo dõi, đánh giá cho thấy cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thâm canh của các địa phương và đã bắt đầu cho thu hái sản phẩm; nông dân yên tâm, tin tưởng, phấn khởi về năng suất, chất lượng và hiệu quả của các giống chè mới.

Bên cạnh tập quán canh tác lạc hậu của người dân trong nhiều năm qua, việc ít quan tâm đến đầu tư cơ giới trong sản xuất, hệ thống chế biến chè thô sơ, lạc hậu... cũng là rào cản đối với phát triển chè theo hướng hàng hóa cho năng suất, chất lượng cao.

Trong 3 năm (2012 - 2014), Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã đã xây dựng thành công 100ha mô hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, nông dân đã được sử dụng máy đốn chè chuyên dụng tiên tiến để các vết cắt không giập nát, vì vậy cây chè hồi phục nhanh, tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt giảm công lao động và giá thành sản phẩm. Hiệu quả mô hình cơ giới hóa trong sản xuất chè an toàn cao hơn so với sản xuất đại trà 60 - 80 triệu đồng/ha.

Đến nay, diện tích chè toàn thành phố đã đạt 3.000ha (đạt mục tiêu so với yêu cầu của thành phố giữ ổn định diện tích 2.700 - 3.000ha), năng suất đạt 75,4 tạ/ha, sản lượng búp chè tươi đạt 22.682 tấn, giá trị sản xuất đạt 198,3 triệu đồng/ha. Nông dân các địa phương tham gia thực hiện mô hình tin tưởng, phấn khởi và yên tâm phát triển sản xuất chè an toàn, sản xuất chè theo VietGAP.


Có thể bạn quan tâm

Từ Đầu Năm Đến Nay Ngư Dân Bà Rịa - Vũng Tàu Khai Thác 145 Nghìn Tấn Thủy Sản Từ Đầu Năm Đến Nay Ngư Dân Bà Rịa - Vũng Tàu Khai Thác 145 Nghìn Tấn Thủy Sản

Cũng trong 5 tháng đầu năm, các cơ quan chức năng đã tổ chức 8 lớp tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy sản, quy chế chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu cho 468 thuyền trưởng, ngư dân trên địa bàn tỉnh; thành lập 75 tổ đội đoàn kết trên biển với 441 tàu cá với tổng số 503 thành viên.

12/06/2014
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Truyền Thống

Những năm qua, cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh Thái Bình, hơn 30 hộ nông dân xã Độc Lập (Hưng Hà) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất chua trũng, hoang hóa, cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi cá truyền thống kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Phát huy những lợi thế đó, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

01/07/2014
Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

12/06/2014
Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn Sản Lượng Thủy Sản Sau 6 Tháng Đầu Năm Đạt 2,8 Triệu Tấn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ ước tính đạt 933 nghìn ha, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá đạt 286 nghìn ha, xấp xỉ cùng kỳ; diện tích nuôi tôm đạt 601 nghìn ha, tăng 1,1%.

01/07/2014
Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg Thương Lái Trung Quốc Thu Gom Bông Thanh Long 3.500 Đồng/kg

Điều đặc biệt là thương lái chỉ thu mua bông thanh long trước khi nở một ngày, không phân biệt lớn nhỏ, và không lấy bông đã nở. Bông thanh long trước khi nở một ngày đang được thu mua 3.500 đồng/1kg. Ảnh: Zen Nguyễn. Đang trong thời vụ chính nên sản lượng bông thanh long rất cao. Mùa vụ chính, giá thanh long rẻ nên nhiều hộ đã tranh thủ cắt bông đem bán.

12/06/2014