Hướng Đến Cánh Đồng Mẫu Lớn Trên Đất Lúa - Tôm

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
* Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT:
Lúa - tôm là mô hình hiệu quả
Lúa - tôm là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững về môi trường. Nếu nông dân tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đúng lịch thời vụ nuôi tôm và trồng lúa thì mô hình này đem lại lợi nhuận khá cao.
Thời gian gần đây, một số nông dân đã thả xen thêm 1 vụ cá trong ruộng khi trồng lúa, thả cua khi nuôi tôm. Mô hình nuôi trồng kết hợp này bước đầu mang lại thành công đáng kể, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, cải tạo môi trường tốt hơn. Có thể nói, đây là chiều hướng thuận lợi khi nông dân biết tận dụng nuôi trồng kết hợp trên cùng đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, một số hộ ở huyện Hồng Dân cũng đã thí điểm sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ tôm bước đầu đạt hiệu quả khả quan.
* Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long:
Thành lập những cánh đồng mẫu lớn trên đất lúa - tôm
Trên cơ sở vụ lúa thu đông năm 2012, tỉnh đã đầu tư một mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với diện tích 45ha ở xã Phước Long (huyện Phước Long).
Năm nay, UBND huyện Phước Long chỉ đạo xã Phước Long và thị trấn Phước Long tiếp tục xây dựng hai mô hình CĐML trên đất lúa - tôm. Xã Phước Long chọn ấp Phước Thọ, còn thị trấn Phước Long chọn ấp Phước Thuận. Hai ấp này thành lập CĐML (trên đất lúa - tôm) với diện tích từ 45 - 50ha/CĐML.
Huyện Phước Long hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật và hỗ trợ 50% lúa giống cho nông dân tham gia mô hình này. Đồng thời, từng bước khuyến khích nông dân nhân rộng và xây dựng những CĐML trên các cánh đồng sản xuất lúa - tôm.
Có thể bạn quan tâm

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.

Do đang nghỉ Tết, nên ít tư thương thu mua chình giống và do chình giống khai thác được còn đang ở giai đoạn chình trắng nên giá chình bán được chưa cao, chỉ 1.400 đồng/con. Tuy nhiên, nhờ lượng chình khai thác được khá lớn, bình quân mỗi đêm một người có thể khai thác được từ 75 - 125 con chình giống, đem lại thu nhập từ 200 - 300 nghìn đồng.

Năm 2014, tổng sản lượng thủy sản của tỉnh Cà Mau đạt 480.000 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, có 170.000 tấn tôm, vượt 10% kế hoạch. Có được kết quả trên là do tỉnh Cà Mau từng bước thực hiện chương trình quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, làm cho sản lượng thủy sản cũng từ đó tăng cao.

Nhớ lần đầu gặp ông Cao Văn Minh khai thác tư liệu viết bài Con thuyền trong đời sống tín ngưỡng, ông đón tôi trước hiên nhà, nói một tràng mà quên cả việc mời vào nhà. Lần ấy, ông còn cẩn thận cho tôi mượn bộ đĩa lưu lại những lễ hội nghề biển Nại Hiên Đông do ông làm chủ tế.