Hướng Đến Cá Tra Sạch

Sau một thời gian ngắn giá cá tra đứng ở mức cao, hiện nay mặt hàng thủy sản này lại tiếp tục rớt giá.
Cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (thịt trắng, trọng lượng 0,8 - 0,9 kg/con) hiện chỉ còn 25.000 - 26.000 đồng/kg; cá có chất lượng thịt thấp hơn (thịt vàng) chỉ còn 24.000 - 24.500 đồng/kg, thậm chí có nơi rớt xuống mức giá 21.000 - 22.000 đồng/kg như vào thời kỳ tháng 5 năm nay, khi thừa mứa cá, rớt giá thê thảm.
Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Cá tra Thới An, Q.Ô Môn (Cần Thơ), cho biết: “Không chỉ trong tháng 7 mà từ tháng 4 đến nay, giá bán cá tra đã giảm và biến động theo hướng bất lợi cho người nuôi.
Cũng do giá giảm nên bây giờ không doanh nghiệp nào đi mua cá của người dân mà chỉ lấy cá từ vùng nuôi riêng của mình để xuất khẩu”. Ở các vùng nuôi khác như Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang... giá cá tra nguyên liệu dao động từ 20.500 - 21.000 đồng/kg, giảm 3.000 đồng/kg so với tháng 6.
Ông Nguyễn Minh Sáng, thương lái chuyên mua cá tra tại H.Châu Phú, An Giang cho biết, so với mức giá đỉnh 28.500 - 29.000 đồng/kg đối với cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được xác lập cách đây không lâu, hiện cá tra nguyên liệu đã giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, cá tra là một trong hai sản phẩm nông nghiệp được đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia và có nghị định riêng.
Điều này khẳng định vị trí của ngành cá tra trong phát triển kinh tế. Chính phủ muốn tái tổ chức ngành hàng theo hướng mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, bảo vệ môi trường và vấn đề xã hội. Theo đó cá tra sẽ được nuôi theo hướng quy hoạch có đăng ký, có cấp mã số và trong 2 năm tới sẽ không tăng về diện tích và sản lượng, nâng cao giá trị gia tăng.
Ông Lê Xuân Thịnh, Điều phối viên dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở VN do EU tài trợ (SUPA) cũng cho biết: “Với dự án này, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra VN sẽ bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
Đến khi kết thúc dự án, ít nhất 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ về sản xuất và chế biến, 30% doanh nghiệp chế biến thức ăn và các vùng nuôi cá tra của vùng ĐBSCL độc lập, chủ động thực hiện các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Ít nhất 50% doanh nghiệp chế biến cung cấp các sản phẩm bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn bền vững như ASC hay GlobalGAP cho thị trường EU và các thị trường khác”.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.

Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.