Hướng Dẫn Việc Cấp Mã Số Nhận Diện Cơ Sở Nuôi Và Xác Nhận Đăng Ký Nuôi Cá Tra Thương Phẩm

Việc cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ban hành ngày 29/7/2014.
Theo đó, nguyên tắc cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm là: Cơ sở nuôi phải nằm trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Một cơ sở có nhiều ao nuôi thì được cấp nhiều mã số nhận diện ao nuôi, mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện. Mã số nhận diện cơ sở nuôi và ao nuôi chỉ được cấp khi đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại.
Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.
Về mã số nhận diện, Thông tư quy định mã số nhận diện gồm 11 số và có cấu trúc AA-BB-CCCC-DDD, trong đó: AA là mã số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng trong quản lý nuôi trồng thủy sản. BB là mã số đối tượng nuôi (đối với cá Tra là 01).
CCCC là số thứ tự cơ sở được cấp từ 0001 đến 9999. Và DDD là số thứ tự ao nuôi cá Tra của cơ sở, được cấp theo thứ tự từ 001 đến 999. Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm.
Hồ sơ đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm: Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, Sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi do chủ cở sở nuôi xây dựng, 02 bản Giấy đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm
Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm đăng ký mã số nhận diện cơ sở ao nuôi (lần đầu hoặc đăng ký lại) và đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm với Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh chậm nhất trước thời điểm thả giống 20 ngày. Ngoài ra, khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi hoặc sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi cần đăng ký lại mã số nhận diện.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/9/2014.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.