Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sản Xuất Nhãn Toàn Theo Hướng VietGAP

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.
Tiến sĩ Võ Mai giới thiệu sự cần thiết của sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn VietGAP cho lãnh đạo xã, thành viên của 4 Tổ hợp tác liên kết sản xuất nhãn I-do của xã; đồng thời hướng dẫn qui trình sản xuất như: cách chọn giống, kỹ thuật trồng, biện pháp chăm sóc; mở sổ nhật ký vườn cây theo từng giai đoạn sinh trưởng cách sử dụng các loại phân và phòng trị bệnh trên cây nhãn; tư vấn, giới thiệu đầu ra, chủ yếu là thị trường ngoài nước.
Với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Võ Mai lãnh đạo xã Tân Thuận Đông sẽ vận động nông dân áp dụng theo qui trình sản xuất nhãn an toàn theo hướng VietGAP, giúp nông dân từng bước sản xuất ổn định từ mô hình này và hướng tới thành lập Hợp tác xã sản xuất nhãn I-do Tân Thuận Đông.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.