Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sản Xuất Ngô Lai DK 999

Ngày đăng: 26/10/2013
I. Đặc điểm:
- Thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 - Chiều cao cây: 180 – 200 cm - Chiều cao đóng trái: 90 – 95 cm - Dạng hạt nửa đá, răng ngựa, màu vàng da cam - Tỷ lệ hạt/trái: 78 – 80% - Năng suất trung bình: 50 – 70 tạ/ha. II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: 1. Thời vụ: - Vụ Đông Xuân: từ tháng 11 –12, có thể gieo đầu tháng 1 - Vụ Hè Thu từ tháng 4 – 5 - Vụ Thu – Đông trong tháng 7 - 8 2. Làm đất: - Bộ rễ của ngô lai nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân kiềng nên khả năng chống đổ khá. - Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất phải được cày, bừa kỹ, dọn sạch cỏ và cây vụ trước. 3. Gieo hạt: - Thay đổi tuỳ theo loại đất, mùa vụ và mức độ thâm canh. - Hàng cách hàng: 75cm, cây cách cây: 25 cm - Chỉ nên gieo 1 hạt/hốc, nên gieo thêm một số bầu để trồng dặm những cây bị hư (tránh không bị mất khoảng, ảnh hưởng đến mật độ). - Lượng giống trồng cho 1 ha từ 13 – 15 kg hạt giống. - Trỉa hạt với độ sâu 3 – 5 cm. 4. Phân bón: Nhu cầu phân bón cho cây ngô cao và phải cân đối NPK để phát huy hết tiềm năng năng suất. Lượng phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 3 – 5 tấn/ha. - Urê: 300 kg/ha - Super lân: 400 kg - Clorua kali: 100 – 120 kg/ha Cách bón: + Bón lót: - Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân - Bón thúc đợt 1: (10 - 12 ngày sau khi gieo) – 100 kg urê/ha - Bón thúc đợt 2: (20 - 25 ngày sau khi gieo) – 100 kg urê/ha + 50 – 60 kg kali/ha - Bón thúc đợt 3: ( 45 – 48 ngày sau gieo) – 100 kg urê/ha + 50 kg kali còn lại. 5. Tưới tiêu: - Tuỳ điều kiện đất đai, thời tiết và yêu cầu của cây ngô qua các thời kỳ mà cung cấp nước thích hợp. Không để bị khô hạn hay ngập úng, nhất là trong giai đoạn trỗ cờ, phun râu và đóng trái (giai đoạn 45 – 75 ngày sau gieo). 6. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh: - Kết hợp làm cỏ, xới vun gốc vào những giai đoạn bón phân - Dùng Furadan 3 H hay Basudin 10 H, BAM 5 H hoặc các trái bằng cách bỏ thuốc vào họng cây lúc 20 và 40 ngày sau gieo (mỗi lần 3 – 5 hạt/cây). - Trừ bệnh đốm vằn bằng Anvit 5 S hay Validacin 3Đ (chỉ nên phun thuốc khi bệnh có chiều hướng lây lan). 7. Thu hoạch: Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, chân hạt có chấm màu đen, nên chặt ngọn, phơi trái, sau đó, lột vỏ phơi trái ngoài nắng (ẩm độ còn khoảng 27- 28%) để khi thu hoạch, dễ tách hạt và giảm tỷ lệ bị nứt bể. Để bảo quản lâu phơi hạt tới khi độ ẩm còn khoảng 14 – 15%. Chú ý: Ngô lai hạt giống chỉ sử dụng 1 lần,nếu để giống trồng lại năng suất rất thấp hoặc không trái.Có thể bạn quan tâm

Thân, bắp to, bộ lá gọn, trồng dày, sinh trưởng khỏe, ngắn ngày, giống ngô sinh khối mới xuất hiện SSC586 đang được người dân nhiều tỉnh ưa chuộng.
29/09/2021

Giống bắp (ngô) này có thể ăn sống, hấp, xào, nướng, đặc biệt rất hợp trộn salad, nấu chè, làm thạch chân châu...
23/12/2021

Sau hơn 2 tháng giống bắp này đã cho hiệu quả nổi bật về kháng sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng ngon; được nông dân và thương lái rất ưa chuộng...
23/12/2021

Giống ngô sinh khối SSC586 tiềm năng năng suất từ 60 - 65 tấn/ha. Thực tế mô hình tại Thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) cho năng suất 62 tấn/ha, cao nhất
06/01/2022

Các giống ngô lùn vóc dáng thấp đang trở nên chiếm nhiều ưu thế do lóng ngắn chống chịu tốt với gió bão, giảm thiểu nguy cơ bị gãy đổ và năng suất đảm bảo.
22/02/2022