Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Dẫn Hộ Nuôi Tôm Càng Xanh Ghi Chép Sổ Tay Theo Hướng VietGAP

Hướng Dẫn Hộ Nuôi Tôm Càng Xanh Ghi Chép Sổ Tay Theo Hướng VietGAP
Ngày đăng: 10/10/2014

Sau 10 năm phát triển dự án nuôi tôm càng xanh mùa lũ, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tôm càng xanh đã và đang là đối tượng nuôi có giá trị quan trọng bậc nhất trong ngành thủy sản của huyện Tam Nông. Tuy là một đối tượng nuôi khó, nhưng nghề nuôi tôm trong thời gian qua đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của huyện và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế vùng lũ.

Năm 2013, toàn huyện Tam Nông thả nuôi trên 600ha tôm càng xanh, tập trung chủ yếu ở các xã: Phú Thành B, Phú Thành A, Phú Thọ và thị trấn Tràm Chim.

Bên cạnh những thành công, các hộ nuôi vẫn gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân làm cho diện tích nuôi tôm của huyện không tăng thêm trong vài năm gần đây chính là thị trường tiêu thụ không ổn định, không có doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu thu mua sản phẩm.

Xuất phát từ tình hình trên và nhằm chuẩn bị thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, từ tháng 9/2014 Trạm Thủy sản huyện Tam Nông đã triển khai hướng dẫn cho toàn bộ các hộ nuôi tôm càng xanh trong địa bàn ghi chép sổ tay nuôi tôm càng xanh theo hướng VietGAP.

Theo đó, bà con nông dân sẽ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ghi chép, theo dõi các chi phí phát sinh, tình hình sức khỏe tôm nuôi theo từng giai đoạn. Đó sẽ là cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm vào cuối vụ nuôi và định hướng cho vụ nuôi tiếp theo.

Việc áp dụng ghi chép sổ tay trong suốt quá trình nuôi sẽ giúp các hộ dân đạt được các mục đích như: nuôi tôm theo một quy trình đồng nhất, sản phẩm đồng đều về trọng lượng, năng suất cao, hình thức đẹp; giảm giá thành, tăng lợi nhuận thông qua việc ghi chép chi phí sản xuất một cách rõ ràng, chi tiết; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đó là các yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu do các tổ chức thu mua đặt ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, mời gọi các doanh nghiệp trong việc tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Tôm càng xanh sẽ là một ngành hàng được huyện Tam Nông chọn để thực hiện Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới, vì vậy việc hướng dẫn cho người nuôi từng bước làm quen với việc ghi chép sổ tay theo hướng VietGAP sẽ giúp thay đổi tập quán và tư duy sản xuất theo cách cũ.

Đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhằm thực hiện tốt việc tham gia vào chuỗi giá trị đối với ngành hàng tôm càng xanh, góp phần giúp người nuôi tôm nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

06/10/2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

06/10/2015
Anh Tiến trâu tự thoát nghèo Anh Tiến trâu tự thoát nghèo

Làng Nha, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội) có anh Nguyễn Văn Tiến, được dân trong làng gọi là Tiến “trâu”. Không phải anh khỏe như như trâu mà vì hiện anh là chủ sở hữu của một đàn 300 con trâu.

06/10/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp Hiệu quả từ mô hình nuôi chồn mướp

Mô hình nuôi chồn mướp của ông Nguyễn Văn Đấu ở ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau mỗi năm thu lãi trên 250 triệu đồng từ tiền bán chồn thịt và chồn mướp con.

06/10/2015
Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước Nuôi trâu - độc đáo nghề truyền thống ở Hớn Quản Bình Phước

Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện Hớn Quản (Bình Phước), tính đến tháng 4-2015, trên địa bàn huyện có đàn trâu 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã.

06/10/2015