Hưng Yên xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn
Hưng Yên hiện có khoảng 3 nghìn ha nhãn, trồng tập trung tại thành phố Hưng Yên và các huyện: Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động; trung bình sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm, thu nhập hơn 700 tỷ đồng/vụ. Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, các ngành hữu quan, nông dân đã tích cực ứng dụng khoa học, đưa giống nhãn có năng suất, chất lượng quả ngon vào thâm canh nên có uy tín trên thị trường mang lại giá trị thu nhập cao.
Tại hội nghị, doanh nghiệp thu mua được giới thiệu thêm thông tin về nhãn lồng – đặc sản chỉ có riêng tại Hưng Yên. Các doanh nghiệp đều đánh giá cao chất lượng của nhãn Hưng Yên, đồng thời đề xuất các chủ vườn cần thực hiện các giải pháp như: Bao lưới, gắn tem nhãn cho quả; tỉnh và ngành chức năng hỗ trợ để đẩy mạnh truyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm… nhằm giúp thị trường, người tiêu dùng phân biệt rõ sự khác biệt giữa nhãn Hưng Yên và nhãn ở những vùng khác.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp và đại diện vùng sản xuất nhãn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) và xã Hàm Tử (Khoái Châu) đã ký kết bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh ta đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ.

Cây bơ có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất ở đất đỏ bazan, tầng canh tác dày, thoát nước tốt, chất hữu cơ cao, độ pH đất thích hợp nhất từ 5 - 6.

Ngày 24/7/2013, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá bộ giống lúa DTS (Dong Thap Seeds - giống Đồng Tháp) vụ hè thu năm 2013 tại trại giống An Phong, huyện Thanh Bình, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp).

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.