Hưng Yên xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn
Hưng Yên hiện có khoảng 3 nghìn ha nhãn, trồng tập trung tại thành phố Hưng Yên và các huyện: Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động; trung bình sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm, thu nhập hơn 700 tỷ đồng/vụ. Những năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, các ngành hữu quan, nông dân đã tích cực ứng dụng khoa học, đưa giống nhãn có năng suất, chất lượng quả ngon vào thâm canh nên có uy tín trên thị trường mang lại giá trị thu nhập cao.
Tại hội nghị, doanh nghiệp thu mua được giới thiệu thêm thông tin về nhãn lồng – đặc sản chỉ có riêng tại Hưng Yên. Các doanh nghiệp đều đánh giá cao chất lượng của nhãn Hưng Yên, đồng thời đề xuất các chủ vườn cần thực hiện các giải pháp như: Bao lưới, gắn tem nhãn cho quả; tỉnh và ngành chức năng hỗ trợ để đẩy mạnh truyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm… nhằm giúp thị trường, người tiêu dùng phân biệt rõ sự khác biệt giữa nhãn Hưng Yên và nhãn ở những vùng khác.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp và đại diện vùng sản xuất nhãn ở xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên) và xã Hàm Tử (Khoái Châu) đã ký kết bản ghi nhớ tiêu thụ nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm phát huy tiềm năng kinh tế miền đất nhiễm mặn, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) đang hỗ trợ huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) thâm canh mãng cầu xiêm - cây trồng đặc sản đang cho hiệu quả kinh tế cao theo tiêu chí VietGAP.

Ngày 16/4/2013, Trung Tâm Khuyến nông Khuyến Ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Hội nông dân xã Tóc Tiên tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp” cho hơn 40 nông ngư dân xã Tóc Tiên và xã Hắc Dịch của huyện Tân Thành.

Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khác với nhiều năm trước, lượng hồ tiêu xuất khẩu quý 1 năm nay tăng đột biến, trên 38.300 tấn với kim ngạch hơn 254 triệu USD, tăng trên 23,5% về lượng và 20% về giá trị.

Ông Trương Văn Te, ngụ ấp Cần Thuận, xã Cần Đăng (Châu Thành, An Giang) cho biết, tận dụng diện tích đất trống quanh nhà và 1 công đất ruộng, ông xây dựng bồn nuôi ba ba hơn 5 năm nay. Ngoài cung cấp ba ba thịt, gia đình ông còn cung cấp ba ba giống với giá từ 3.000 - 5.000 đồng/con. Hàng năm, gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ bán ba ba thịt và ba ba giống.