Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng
Điều kiện cây nhãn được xét bình tuyển phải được trồng ít nhất 8 năm và có trên 3 năm cho ra quả liên tục.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT trao giấy chứng nhận cho những hộ có nhãn đầu dòng năm 2015
Qua kết quả bình tuyển, hội đồng bình tuyển đã lựa chọn và công nhận 7 cây nhãn đạt tiêu chuẩn đầu dòng, trong đó 4 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ; có 9 cây đủ tiêu chuẩn nhân giống gồm 5 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ, 1 cây chín muộn.
Việc bình tuyển nhằm mục đích đánh giá, tuyển chọn những cây nhãn có nguồn gen quý đưa vào phục tráng, bảo tồn và nhân rộng diện tích để nâng cao chất lượng sản phẩm cho các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đồng thời lựa chọn những giống nhãn cho năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất đại trà.
Các chủ vườn mong muốn tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án nhằm lưu trữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm để nhãn lồng Hưng Yên thực sự là cây đặc sản có giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã triển khai bốn mô hình chăn nuôi gà thả đồi với quy mô mỗi mô hình 1.000 con/lứa nuôi, giống gà nuôi là giống J-DABACO.

Trong khi đó, bà con nông dân Sóc Trăng lại rất ít dịch bệnh tấn công. Theo anh Lê Văn Hầu ở Ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành (Kế Sách-Sóc Trăng) cho biết: “Từ ngày có bẫy đèn nông dân an tâm sản xuất, vì có cán bộ khuyến nông theo dõi hằng đêm, nếu có hiện tượng rầy nâu và các loại thiên địch có hại bám đèn nhiều vượt mức cho phép, cán bộ khuyến nông khuyến cáo bà con đi thăm đồng thường xuyên kết hợp phun thuốc bảo vệ thực vật. Nên hai năm gần đây bà con nơi đây chi phí thấp mà vẫn trúng mùa”.

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Vụ Đông Xuân năm nay, nông dân các huyện Vân Canh, Tây Sơn, Phù Mỹ… của tỉnh Bình Định đã chuyển đổi trên 500 ha đất chân cao sản xuất lúa và hoa màu hiệu quả thấp sang trồng dưa hấu. Nhờ thời tiết thuận lợi, nông dân đầu tư chăm sóc đúng mức nên dưa hấu phát triển tốt cho năng suất cao.

Xóm Hữu Nghị, xã Hợp Tiến được biết đến là một trong những địa phương trồng vải nhiều, có chất lượng cao của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Hàng chục năm nay, 48 hộ dân trong xóm vẫn cần mẫn chăm sóc đồi vải của mình để đem đến cho người tiêu dùng những chùm quả chín ngọt.