Hưng Yên công nhận 7 cây nhãn đầu dòng
Điều kiện cây nhãn được xét bình tuyển phải được trồng ít nhất 8 năm và có trên 3 năm cho ra quả liên tục.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT trao giấy chứng nhận cho những hộ có nhãn đầu dòng năm 2015
Qua kết quả bình tuyển, hội đồng bình tuyển đã lựa chọn và công nhận 7 cây nhãn đạt tiêu chuẩn đầu dòng, trong đó 4 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ; có 9 cây đủ tiêu chuẩn nhân giống gồm 5 cây chín sớm, 3 cây chín chính vụ, 1 cây chín muộn.
Việc bình tuyển nhằm mục đích đánh giá, tuyển chọn những cây nhãn có nguồn gen quý đưa vào phục tráng, bảo tồn và nhân rộng diện tích để nâng cao chất lượng sản phẩm cho các vùng chuyên canh nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đồng thời lựa chọn những giống nhãn cho năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất đại trà.
Các chủ vườn mong muốn tỉnh tiếp tục có chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, dự án nhằm lưu trữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm để nhãn lồng Hưng Yên thực sự là cây đặc sản có giá trị.
Có thể bạn quan tâm

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.

Theo các chủ dựa cá ở chợ ấp 5, nước lũ đầu nguồn đang rút nhanh, số lượng cá đổ ra sông khu vực xã Vĩnh Xương rất nhiều, hàng ngày có nhiều xuồng, ghe lớn nhỏ của các ngư dân tham gia đánh bắt, chủ yếu là cá linh, mè vinh, cá dãnh, cá ét, cá chốt… có giá từ 5.000 đến 15.000đ/kg.