Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4

Hưng Nguyên (Nghệ An) Hội Thi Bò Lai Sind Khỏe Đẹp Lần Thứ 4
Ngày đăng: 27/08/2014

Sáng ngày 24/8, tại sân vận động Thị trấn Hưng Nguyên, UBND huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) đã tổ chức Hội thi chung kết bò lai sind "khoẻ đẹp" lần thứ 4.

Hiện nay, Hưng Nguyên có tổng đàn bò trên 16.320 con, trong đó có 58,9% con bò lai sind được chăn nuôi trên địa bàn 23 xã, thị trấn. Bò lai sind sau nhiều năm triển khai và mở rộng địa bàn chăn nuôi đã và đang đưa lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Mục đích của Hội thi bò lai sind được tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh phong trào chăn nuôi, giúp người dân phấn đấu xây dựng thêm nhiều trang trại cũng như tăng cường đầu tư về kỹ thuật để tăng nhanh số lượng trâu, bò, đồng thời từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.

Hội thi bò lai sind (zêbu) khỏe, đẹp được diễn ra 3 năm một lần. Năm nay, có 97con đã tham dự vòng loại sơ khảo trong tổng số gần 11.000 con bò lai sind ở 23 xã, thị trấn và đạt giải trong vòng thi cụm vào vào chung kết.

Đối tượng được tham gia dự thi là những con bò cái lai sind từ 20 tháng tuổi đến phối giống lần đầu có chửa và bò cái lai sind từ lần sinh thứ 1 đến lần sinh thứ 4. Nội dung cuộc thi gồm 2 phần: thi bò khoẻ đẹp và thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi; phần thi kiến thức dành cho chủ hộ chăn nuôi điểm tối đa là 10, được nhân đôi hệ số; chấm điểm ngoại hình bò điểm tối đa là 80.

Tham gia cuộc thi, các "thí sinh" đều phải đi một vòng quanh khu vực thi để ban giám khảo chấm điểm và khán giả chiêm ngưỡng Và phần "ăn giải" nhất chính là sự cân đối về hình dáng, độ tuổi và "vòng 1" của các "nàng" bò... Nhưng để chiến thắng trong cuộc thi này, ngoài việc giới thiệu đến Ban giám khảo con bò có ngoại hình và thể chất tốt, người chăn nuôi còn phải hoàn thành xuất sắc phần thi kiến thức chăn nuôi của mình.

Phần thi trắc nghiệm kỹ thuật chăn nuôi dành cho các chủ hộ.

Thông qua hội thi là để nâng cao kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ hộ; lựa chọn những con bò lai sind “khỏe, đẹp”, có sức sống, khả năng chống chịu bệnh tật và sinh sản sản tốt, mang lại lợi ích kinh tế cho từng hộ dân. Hội thi cũng là dịp để biểu dương, khen thưởng các hộ chăn nuôi giỏi; đồng thời giúp người dân có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm làm giàu từ chăn nuôi bò lai sind…

Giải nhất thuộc về 2 con bò của hộ chị Châu Thị Yến ( xóm 4- xã Hưng Thông) và anh Cao Xuân Hải (xóm 19 xã Hưng Thắng), huyện Hưng Nguyên.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất cho 2 con bò đẹp toàn diện của hộ chị Châu Thị Yến ở xóm 4 - xã Hưng Thông, hộ anh Cao Xuân Hải ở xóm 19 - xã Hưng Thắng; mỗi giải 2.000.000 đồng. Ngoài ra, có 4 giải nhì, 6 giải ba và 85 giải khuyến khích được trao cho các chủ hộ có bò tham gia. Tổng giải thưởng là 33.000.000 đồng.


Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Tăng Nhẹ Giá Heo Tăng Nhẹ

Ngoài giá heo hơi tăng thì giá gà tam hoàng gần 1 tuần nay cũng tăng nhẹ, từ 39-40 ngàn đồng/kg lên 41-42 ngàn đồng/kg.

10/12/2013
Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha Hải Lăng Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Đạt 555 Ha

Đến cuối năm 2013, diện tích nuôi cá nước ngọt toàn huyện Hải Lăng có 435ha, chủ yếu tập trung trên các con sông Ô Lâu, Thác Ma, Ô Giang thuộc các xã Hải Tân, Hải Sơn, Hải Chánh. Trong đó có 120 mô hình nuôi cá lồng, bè; hiệu quả nhất vẫn là mô hình cá chình lồng (28 lồng).

11/12/2013
Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững Bò Sữa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo Bền Vững

Bình quân nuôi 1 con bò cho sữa, mỗi tháng cho thu nhập từ 1,8 đến 2,2 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất đáng kể đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, do vậy mà các địa phương được đầu tư nuôi bò sữa đã xác định đây là vật nuôi giúp nông dân thoát nghèo bền vững.

11/12/2013
Nông Sản Khánh Vinh Rớt Giá Nông Sản Khánh Vinh Rớt Giá

Bắp rớt giá, mì vẫn ở mức giá thấp… trong khi chi phí vật tư, tiền công thu hoạch tăng khiến nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) lao đao. Nhiều người đang thiếu vốn sản xuất, có nguy cơ thiếu đói…

11/12/2013
VietGAP Thủy Sản Tăng Lợi, Giảm Hại VietGAP Thủy Sản Tăng Lợi, Giảm Hại

VietGAP thủy sản là quy trình sản xuất đảm bảo theo hướng an toàn dịch bệnh, môi trường và xã hội; đồng thời truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Với 4 tiêu chí này, VietGAP được xem là cách giúp nông dân “tăng lợi, giảm hại” bền vững. Thế nhưng, giải pháp hữu ích trên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi…

13/12/2013