Huế: Nuôi Kỳ Đà Thương Phẩm Theo Quy Mô Nông Hộ

Dự án hỗ trợ xây dựng 4 chuồng nuôi (4x3x2,5m), 4 chuồng đẻ (2x1x1,5m) và 20 con kỳ đà giống gồm 4 đực, 16 cái (tương đương 30kg giống).
Để dự án thực hiện đúng tiến độ, đơn vị chủ trì dự án đã đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, đối tượng thụ hưởng dự án và người dân vùng dự án nắm vững các quy trình kỹ thuật nuôi kỳ đà thương phẩm quy mô nông hộ/trang trại.
Chuồng nuôi kỳ đà được làm giống như chuồng nuôi cá sấu, có thể là chuồng lưới hay chuồng ximăng, xung quanh tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài.
Trong chuồng, có thể làm hang bê tông hoặc để sẵn một ống cống phi 0,1-0,2m, dài trên 2m, đảm bảo môi trường thích hợp cho kỳ đà ẩn trú, nghỉ ngơi và phòng tránh nắng nóng.
Nền chuồng được tráng xi măng toàn bộ, sau đó đổ cát khoảng 20-25cm ở 1/3 chuồng phía ngoài vào.
Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột da, mỗi năm lột da một lần từ tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15-17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
Nếu tổ chức ấp trứng nhân tạo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì tỷ lệ ấp nở có thể đạt từ 80-90%. Hiện nay, giá thành thịt kỳ đà khoảng 300.000-400.000 đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn và ổn định cho người dân.
Nuôi kỳ đà quy mô nông hộ khá đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, tận dụng được công lao động nhàn rỗi trong gia đình. Mô hình này cần được nhân rộng ở Thừa Thiên Huế.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, bà con nông dân ở các xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành (Trà Ôn - Vĩnh Long) đang rộn ràng bước vào mùa thu hoạch củ sắn. Hiện tại, giá củ sắn dao động từ 3.000 - 3.300 đ/kg, trừ chi phí phân thuốc, nhân công, nông dân còn lời trên 15 triệu đồng/công.

“Giống mì NA1 này vừa cho củ to lại nằm sát mặt đất dễ thu hoạch, lượng tinh bột nhiều, kháng được sâu bệnh, cây ít đổ ngả. Lúc thu hoạch sướng cái bụng lắm”, bà Bùi Thị Mai ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) hào hứng cho biết.

Năm 2011, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Khương (Lào Cai) được Viện Nghiên cứu môi trường sinh thái thuộc Đại học Lâm nghiệp cung cấp 3 kg hạt giống cây quang bì. Sau đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện đã tổ chức gieo ươm, sản xuất được 1.650 cây giống, trồng trên diện tích 1,5 ha tại thôn Nhân Giống, thị trấn Mường Khương.

Cây ca cao chịu bóng râm nên trồng xen được với nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác để tăng thêm thu nhập cho người dân trên cùng diện tích đất canh tác đã được người dân áp dụng. Trong 3 năm (từ 2009 - 2012), Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” với quy mô 150ha.

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.