HTX quy mô nhỏ cho hiệu quả cao

Ông Trần Văn Phụng - Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bình Phước, cho biết ngoài 30 HTX nêu trên, tỉnh sẽ lập thêm 1 liên hiệp HTX nông - lâm nghiệp gắn với đề án “Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Ngoài ra, thực hiện chương trình “Hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020”, gồm các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế tập thể, tỉnh sẽ lập thêm 28 tổ hợp tác (THT) có đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác tại UBND cấp xã.
Trong đó, có 24 THT thương mại, 3 THT tín dụng và 1 THT nông - lâm nghiệp.
Ông Phụng (bên phải) thăm mô hình bưởi da xanh của HTX Thanh Bình ở phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước).
Cũng theo ông Phụng, tỉnh phấn đấu đến năm 2020, các mô hình kinh tế tập thể đạt doanh thu bình quân 6,6 tỷ đồng/HTX/năm, thu nhập lao động trong HTX bình quân 18 triệu đồng/năm.
Hiện nay, ở Bình Phước có không ít mô hình kinh tế tập thể kinh doanh hiệu quả.
Điển hình như Quỹ Tín dụng nhân dân Phước Bình, quy mô kinh doanh không lớn nhưng tỷ lệ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền.
Tổng doanh thu năm 2014 của quỹ này là 13,3 tỷ đồng, lợi nhuận 2,2 tỷ đồng, thu nhập bình quân 162 triệu đồng/người/năm.
Đây là một trong 100 HTX điển hình tiên tiến toàn quốc.
Hoặc HTX Thiện Hưng, hoạt động chủ yếu bao tiêu nông sản của nông dân thông qua hình thức hỗ trợ, ứng trước giống cây trồng, vật tư nông nghiệp; thu mua, chế biến, xuất khẩu mủ cao su; đầu tư, kinh doanh bến xe khách cấp huyện, vận chuyển hành khách...
HTX có doanh thu 30-40 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 48 triệu đồng/thành viên/năm.
“Đây là những mô hình làm ăn hiệu quả mà tỉnh dự kiến đẩy mạnh trong thời gian tới.
Để phát triển bền vững, các HTX phải tập trung mở rộng quan hệ, ký kết hợp đồng với một số doanh nghiệp có chính sách bán vật tư, hàng hoá chất lượng trả chậm một phần cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
cho thành viên nhằm khắc phục mặt hạn chế về vốn quỹ.
Đặc biệt, HTX phải xúc tiến chủ động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm” - ông Phụng nhận định.
Có thể bạn quan tâm

Thương hiệu GlobalGAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) như một tấm “thẻ thông hành” để bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian sản xuất, người trồng bưởi đã đồng loạt bỏ thương hiệu này khiến “giấc mơ” xuất khẩu bưởi tan vỡ.

Vị ngon của bưởi da xanh đã chinh phục khẩu vị những người khó tính và có khả năng cạnh tranh trên thương trường khu vực và quốc tế. Chuẩn GlobalGAP trên bưởi da xanh phải chăng là “chiếc vé thông hành” cho hành trình vươn xa của loại trái cây này?

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.