HTX Phan Long và sản phẩm thanh long sấy khô

Kỳ vọng vào sản phẩm mới
Nằm trên trục đường Đặng Văn Lãnh (nối dài) thuộc thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết, nhà xưởng với diện tích hơn 130 m2 của Hợp tác xã (HTX) Phan Long còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, anh Trương Lương - Giám đốc HTX Phan Long vẫn chia sẻ với chúng tôi với vẻ đầy lạc quan, tin tưởng khi giới thiệu sản phẩm thanh long sấy khô của HTX. Dẫn chúng tôi tham quan dây chuyền sản xuất, anh Lương cho biết, HTX được thành lập từ năm 2011, với 11 thành viên.
Sản phẩm thanh long sấy khô được sản xuất bằng dây chuyền sấy chân không hiện đại, với giá trị đầu tư gần 1 tỷ đồng. Năng suất hoạt động thành phẩm khoảng 35 kg khô/ca. Trong đó, để có được 1 kg thanh long khô cần đến 12 - 14 kg thanh long tươi. Hiện tại, thanh long thành phẩm được bán với giá 380.000 đồng/kg, giảm hơn 40.000 đồng/kg so thời điểm trước đó. Thanh long sau khi sấy, giữ gần như nguyên vẹn về màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm và không sử dụng bất cứ phụ gia nào.
Đây chính là một trong những điểm nhấn để thanh long sấy khô được thị trường ưa chuộng. Đáng phấn khởi, mặc dù còn khá mới mẻ, nhưng mặt hàng này đang chuẩn bị được xuất sang các nước như Mỹ, Anh và một số thị trường Trung Đông. Riêng ở thị trường trong nước, HTX đang xúc tiến quảng bá sản phẩm ở một số công ty lữ hành; TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các điểm karaoke, hàng lưu niệm trong tỉnh. Đặc biệt, thời gian vừa qua, sản phẩm thanh long sấy khô của HTX Phan Long đã được giới thiệu, gửi sản phẩm tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2014. Từ đó góp phần nâng cao giá trị, quảng bá thương hiệu của đơn vị. Mới đây, HTX Phan Long đã trở thành thành viên của Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận, nhằm nâng tầm vị thế của HTX.
Còn nhiều khó khăn
Tuy nhiên, quá trình sản xuất, HTX gặp không ít khó khăn, do chi phí đầu vào cao, dây chuyền sản xuất còn phải làm thủ công như quá trình rửa sạch trái thanh long tươi, đưa vào lột vỏ xắt lát sau đó mới đưa vào máy sấy. Bình quân mỗi mẻ sấy mất khoảng 15 tiếng, với năng suất khoảng 30 - 35 kg thanh long khô. Nhưng chỉ riêng chi phí nhiên liệu (điện) khoảng 1 triệu đồng/mẻ, dẫn đến giá bán thành phẩm khá cao. Hơn nữa, do sản phẩm thanh long sấy còn khá “lạ” trên thị trường, đòi hỏi đơn vị phải tích cực, từng bước nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm.
Trong khi đó, khó khăn lớn nhất của HTX hiện nay là thiếu vốn và rất mong muốn có nguồn quỹ cho vay đầu tư. Giám đốc HTX Phan Long cho biết: “Ngay khi xoay xở được nguồn vốn, chúng tôi sẽ đầu tư một máy xắt lát, máy cân định lượng, dây chuyền đóng gói... Đây là những dụng cụ thiết yếu, nhằm tiết kiệm nhân công, chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, HTX đang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, đầu tư mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị trường...”. Được biết, hiện nay Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương Bình Thuận) đang thực hiện dự án để hỗ trợ cho HTX 35 triệu đồng tiền bao bì đóng gói sản phẩm. Đây là bước khởi đầu để HTX Phan Long vượt qua khó khăn, tạo điểm nhấn mới trong công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.
Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.

Từ gốc dứa trồng muộn vẫn cho thu hoạch với những quả thơm ngon, gia đình anh Phạm Đăng Luân, thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai) đã quyết định mở rộng diện tích dứa trái vụ. Không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, dứa trái vụ còn giúp gia đình anh có thêm thu nhập nhờ đầu ra thuận lợi.

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.

Bộ NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận các thị trường tiềm năng để xuất khẩu (XK) thủy sản. Nhiều thị trường đã thông suốt về thủ tục, nhưng XK được nhiều hay ít còn phụ thuộc nhu cầu thực sự của các thị trường này.