Hồng không hạt Bắc Kạn

Với chất lượng thơm ngon, ăn giòn, không chát, quả không có hạt, cho hiệu quả kinh tế cao, hồng Bắc Kạn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Đây là cây ăn quả á nhiệt đới bản địa (trên 100 năm) được trồng nhiều ở các xã Nam Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phát (huyện Chợ Đồn), Đông Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Thượng Giáo, Địa Linh, Cao Trí (huyện Ba Bể), Trung Hòa, Lãng Ngâm và thị trấn Nà Phặc (huyện Ngân Sơn).
Hồng không có hạt, vỏ màu vàng hoặc màu đỏ, tai quả to, 3 - 4 tai, quả không cứng và không chát có hình tròn hoặc tròn dài, vỏ nhẵn, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm (nên còn gọi là hồng ngâm), nhiều cát đường và rất giòn.
Mùa trồng hồng vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm, trồng từ 4 - 5 năm cây sẽ cho thu hoạch. Cây thường ra hoa vào tháng 2 hàng năm, quả chín từ tháng 7, kéo dài đến giữa tháng 9 âm lịch, rộ nhất vào dịp Tết Trung thu.
Theo ông Hoàng Văn Phong ở thôn Bản Lác, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn, hồng không hạt dễ trồng, chỉ 2 - 3 năm bói quả, đến năm thứ 4 mỗi cây cho 8 - 10 kg quả, năm thứ 6 - 7 cho 20 - 25 kg quả/cây, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 60 triệu đồng/ha, gấp 3 - 4 lần trồng lúa.
Trung tâm Khuyến nông Bắc Kạn cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 500 ha hồng không hạt, trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể trồng nhiều nhất với gần 400 ha. Mỗi ha cho thu hoạch từ 8 - 10 tấn quả, trừ chi phí bà con thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của TS. Nguyễn Thế Huấn, Trường ĐH Thái Nguyên, ngoài việc tuân thủ các yêu cầu trong quy trình kỹ thuật trồng hồng, bà con cần đặc biệt lưu ý thêm một số điểm sau đây:
- Chuẩn bị cây giống tốt cần đạt các tiêu chuẩn: Đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng (nên lấy mắt ghép từ các cây đầu dòng đã được công nhận).
Nên trồng bằng cây ghép với các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tốt, không sâu bệnh; chiều cao > 60 cm tính từ mặt bầu, đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10 cm từ 1,0 - 1,2 cm; đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2 cm từ 0,8 - 1,0 cm.
- Mật độ trồng thích hợp: 400 - 500 cây/ha (5 m x 5 m hoặc 4 m x 5 m).
- Cần lưu ý khi đốn tạo quả: Do cành mẹ chỉ sinh ra cành quả ở búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Vì vậy khi đốn tỉa quả mà yếu cũng phải cắt bỏ từ chân những cành mẹ, cành quả yếu. Cành đã ra quả mà yếu cũng phải cắt tận chân.
Những cành khoẻ thì cắt phía trên nơi đã có quả, để lại 1 - 2 mầm làm cành mẹ cho năm sau, ở cành gốc chọn 1 - 2 cành mẹ khoẻ nhất. Đốn tỉa cành, chọn cành mẹ hợp lý sẽ cho nhiều quả to với chất lượng tốt.
- Xử lý quả sau thu hoạch: Quả sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15 - 20 cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa).
Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Cự, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên cho biết: “Dự án khảo sát trở lại những hang có tiềm năng nhất và có dấu vết của yến để khai thác được. Có thể nói Công ty yến sào Khánh Hòa rất mạnh về nhân lực, vật lực, cùng Sở KHCN tiến hành khôi phục đàn yến Phú Yên.

Chúng tôi chạy xe máy dọc theo hướng Lộc Ninh lên cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) thăm trang trại trồng tiêu rộng 3 ha của của gia đình ông Nguyễn Quốc Mạnh (ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh). Đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà Thái bề thế, mái ngói đỏ tươi, xung quanh là vườn tiêu tươi tốt đang thời kỳ cho thu hoạch.

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.