Hốt Bạc Từ Dịch Vụ Cho Thuê Sân Phơi Lúa

Về xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cứ cách vài km chúng tôi lại bắt gặp những khoảng sân phơi lúa rộng mênh mông, trải dài từng liếp vàng tươi trông rất đẹp mắt.
Theo phản ánh của bà con, bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu sân phơi lúa khi trời nắng tốt và hạn chế sử dụng máy sấy, vừa tốn kém lại hay hao hụt, nhiều gia đình ở xã Thạnh Phú đã cải tạo khu đất của nhà thành sân phơi, vừa phơi lúa của gia đình, vừa cho bà con xung quanh thuê.
Như gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng ở ấp 3 đã mạnh dạn cải tạo sân bóng đá mini bằng cát (thu nhập trên 100.000 đồng/ngày) để làm thành sân phơi lúa. Ông Hùng chia sẻ: “Thấy cảnh người dân phơi lúa trên lộ không đảm bảo an toàn giao thông nên tui cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Với diện tích 3.400m2, sân nhà tôi có thể chứa 90 tấn lúa, giá thuê 70.000 đồng/tấn, tính ra thu nhập cao hơn nhiều so với làm sân bóng”.
Từ khi có nhiều nơi cho thuê sân phơi lúa, các chủ thu mua lúa cũng rất phấn khởi, liền chắp nối với các chủ nhà để sẵn sàng có sân phơi khi lúa về. Ông Lê Hoàng Nam- chủ thu mua lúa ở ấp 3 chia sẻ: “Có dịch vụ này đỡ tốn kém hơn hẳn, tui vừa thu mua lúa xong là có sân phơi liền, không phải chở vào nhà máy sấy như trước”.
Theo ông Nam, nếu làm khô lúa bằng máy thì sẽ không mất nhiều thời gian, sấy một mẻ lúa (10 tấn) chỉ mất 4-5 giờ, còn phơi được nắng tốt thì cũng phải mất tới 9-10 giờ, nhưng đổi lại, dùng máy sấy lúa hao hụt nhiều hơn. Bình quân sấy 200kg lúa bằng máy thì sẽ hụt hơn 20kg, còn phơi nắng chỉ mất khoảng 15kg.
Dịch vụ cho thuê sân phơi lúa không chỉ giúp chủ sân thu lợi nhuận mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi.
Trung bình mỗi sân phơi cần từ 10-15 nhân công, đến nay ở xã Thạnh Phú có khoảng 11 sân phơi, diện tích trung bình hơn 1.000m2/sân. Thông thường lao động nam phụ trách khuân vác bao lúa, mỗi chuyến (lên và xuống) được trả 50.000 đồng/tấn, còn lao động phơi lúa thì được trả 50.000 – 70.000 đồng/tấn.
Ông Nguyễn Văn Tám- Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết: “Hoạt động này vừa lợi cho người sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng lúa vì lúa cắt xong được phơi liền. Điều quan trọng là dịch vụ này đã giúp giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động nhàn rỗi, không đất canh tác ở địa phương, vì thế xã sẵn sàng tạo điều kiện cho người dân khi muốn tận dụng đất trống làm sân cho thuê phơi lúa”.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm thị trường tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới bị “đóng băng”, hiện nay, thị trường tiêu thụ mặt hàng này đang ấm dần lên. Vui đấy, nhưng khi đơn đặt hàng tới tấp bay về thì đa số các DN chế biến gỗ XK ở Bình Định lại không đủ năng lực đáp ứng, đành tiếc nuối nhìn cơ hội trôi qua.

Theo đó, nhiều mặt hàng vật tư đầu vào trong nông nghiệp, đặc biệt mặt hàng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã được Chính phủ kiến nghị QH điều chỉnh hủy bỏ về 0% thay vì mức 5% hiện nay.

Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) có 200 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 106 ha nuôi công nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong các năm vừa qua diện tích nuôi tôm công nghiệp tại địa phương năng suất thấp, chủ đồng chưa có lợi nhuận.

Hiện tại, giá cá tại các chợ trên địa bàn xã Vĩnh Xương như: cá chốt giấy, cá rô đồng có giá từ 60.000 – 80.000đ, cá Mè Vinh có giá từ 50.000đ – 60.000đ. Nhờ vậy, mà các hộ làm nghề đánh bắt thủy sản cũng có thêm thu nhập cao ở lúc cuối lũ, bình quân mỗi ngày các hộ này, có thu nhập từ 150.000đ trở lên, qua đó góp phần năng cao đời sống của người dân vùng lũ đầu nguồn Tân Châu hiện nay.