Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hốt Bạc Từ Dịch Vụ Cho Thuê Sân Phơi Lúa

Hốt Bạc Từ Dịch Vụ Cho Thuê Sân Phơi Lúa
Ngày đăng: 24/01/2014

Về xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh), cứ cách vài km chúng tôi lại bắt gặp những khoảng sân phơi lúa rộng mênh mông, trải dài từng liếp vàng tươi trông rất đẹp mắt.

Theo phản ánh của bà con, bắt nguồn từ việc đáp ứng nhu cầu sân phơi lúa khi trời nắng tốt và hạn chế sử dụng máy sấy, vừa tốn kém lại hay hao hụt, nhiều gia đình ở xã Thạnh Phú đã cải tạo khu đất của nhà thành sân phơi, vừa phơi lúa của gia đình, vừa cho bà con xung quanh thuê.

Như gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng ở ấp 3 đã mạnh dạn cải tạo sân bóng đá mini bằng cát (thu nhập trên 100.000 đồng/ngày) để làm thành sân phơi lúa. Ông Hùng chia sẻ: “Thấy cảnh người dân phơi lúa trên lộ không đảm bảo an toàn giao thông nên tui cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Với diện tích 3.400m2, sân nhà tôi có thể chứa 90 tấn lúa, giá thuê 70.000 đồng/tấn, tính ra thu nhập cao hơn nhiều so với làm sân bóng”.

Từ khi có nhiều nơi cho thuê sân phơi lúa, các chủ thu mua lúa cũng rất phấn khởi, liền chắp nối với các chủ nhà để sẵn sàng có sân phơi khi lúa về. Ông Lê Hoàng Nam- chủ thu mua lúa ở ấp 3 chia sẻ: “Có dịch vụ này đỡ tốn kém hơn hẳn, tui vừa thu mua lúa xong là có sân phơi liền, không phải chở vào nhà máy sấy như trước”.

Theo ông Nam, nếu làm khô lúa bằng máy thì sẽ không mất nhiều thời gian, sấy một mẻ lúa (10 tấn) chỉ mất 4-5 giờ, còn phơi được nắng tốt thì cũng phải mất tới 9-10 giờ, nhưng đổi lại, dùng máy sấy lúa hao hụt nhiều hơn. Bình quân sấy 200kg lúa bằng máy thì sẽ hụt hơn 20kg, còn phơi nắng chỉ mất khoảng 15kg.

Dịch vụ cho thuê sân phơi lúa không chỉ giúp chủ sân thu lợi nhuận mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi.

Trung bình mỗi sân phơi cần từ 10-15 nhân công, đến nay ở xã Thạnh Phú có khoảng 11 sân phơi, diện tích trung bình hơn 1.000m2/sân. Thông thường lao động nam phụ trách khuân vác bao lúa, mỗi chuyến (lên và xuống) được trả 50.000 đồng/tấn, còn lao động phơi lúa thì được trả 50.000 – 70.000 đồng/tấn.

Ông Nguyễn Văn Tám- Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú cho biết: “Hoạt động này vừa lợi cho người sản xuất, vừa đảm bảo chất lượng lúa vì lúa cắt xong được phơi liền. Điều quan trọng là dịch vụ này đã giúp giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động nhàn rỗi, không đất canh tác ở địa phương, vì thế xã sẵn sàng tạo điều kiện cho người dân khi muốn tận dụng đất trống làm sân cho thuê phơi lúa”.


Có thể bạn quan tâm

Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

18/07/2013
Thử Nghiệm Với Những Loại Nấm Mới Thử Nghiệm Với Những Loại Nấm Mới

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

20/08/2013
Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

18/07/2013
Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

28/03/2013
Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.

20/08/2013