Hợp Tác Xã Thủy Sản Đại Thắng Sản Xuất Được 1.285 Tấn Cá Tra

Ngày 17-1, tại UBND xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Đại Thắng tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014.
Năm qua, HTX có 14/18 thành viên nuôi và xuất bán được 1.285 tấn cá tra thương phẩm, đạt hơn 64% kế hoạch năm. Trong đó, có 13 hộ có lãi với số tiền hơn 3,03 tỉ đồng, không có hộ lỗ. Ngoài ra, HTX còn thu về hơn 737 triệu đồng từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ như hút bùn, bán thuốc thủy sản, nghiệp đoàn kéo cá, cung ứng thức ăn. Trong số tiền lãi, HTX đã trích chi phí cho các hoạt động, trừ khấu hao, chia lãi cổ tức, trợ giá thức ăn cho thành viên với số tiền hơn 556 triệu đồng, thực lãi còn lại là hơn 181 triệu đồng.
Năm 2015, HTX tiếp tục chăm lo lợi ích, nâng cao lợi nhuận cho thành viên và đề ra chỉ tiêu kết nạp thêm 10 hộ thành viên mới, huy động thêm vốn điều lệ từ 900 triệu lên 1 tỉ đồng, mua bảo hiểm cho 90% người tham gia HTX, sản xuất cá thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 2.000 tấn, có 100% thành viên được học tập kỹ thuật nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu lợi nhuận chung của HTX lên 4 tỉ đồng…
Dịp này, HTX công bố chia lãi cổ tức 20% cho 10 thành viên có góp vốn cổ đông, trung bình, một thành viên nhận 10 triệu đồng/năm. Ngoài ra, HTX trích quỹ từ thực lãi hơn 16,4 triệu đồng để thưởng tết cho thành viên.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.