Hợp Tác Xã Rau An Toàn Long Mỹ Đạt Chuẩn VietGap

Vừa qua, Hợp tác xã rau an toàn Long Mỹ (xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) đã tổ chức đón nhận chứng chỉ VietGap do Công ty TNHH Công nghệ Nhonho công nhận.
HTX rau an toàn Long Mỹ được thành lập vào năm 2009, có 16 thành viên tham gia sản xuất rau ổn định trên diện tích 6 hecta với các chủng loại dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp…
Tháng 4.2014, bà con xã viên HTX được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh và huyện Hòa Thành hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tham gia mô hình này, nông dân được tập huấn kỹ thuật VietGap trên rau và được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng, không phun ngừa tràn lan, đảm bảo thời gian cách ly, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, giảm chi phí đầu tư.
Ngoài ra, bà con còn được trang bị hạ tầng cơ sở như nhà sơ chế, kho chứa vật tư, khu vực pha chế thuốc, bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật… với tổng kinh phí 116,6 triệu đồng; được hỗ trợ về vật tư như giống, phân bón, màng mũ, thuốc bảo vệ thực vật và hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng, có cán bộ kỹ thuật theo dõi thường xuyên và định kỳ.
Qua 3 vụ sản xuất theo mô hình VietGap, có 10 hộ nông dân tham gia trên diện tích 3 hecta, trồng các chủng loại rau như dưa leo, khổ qua, bầu bí, mướp, đậu đũa, đậu bắp… năng suất đều đạt bình quân từ 20 đến 21 tấn/hecta và thu lợi nhuận cao. Kết quả xét nghiệm các mẫu rau ở các vụ trồng đều đảm bảo yêu cầu quy định nên được Công ty TNHH công nghệ Nhonho công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap.
Giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn của HTX Long Mỹ có giá trị đến cuối năm 2016.
Có thể bạn quan tâm

Với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, vụ Ðông - Xuân 2014 - 2015 lần đầu tiên 88 hộ dân ở xã Cát Tiến và Cát Chánh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) triển khai mô hình thâm canh lúa chống chịu ngập úng và nhiễm mặn.

Ít ai ngờ giữa cánh đồng nắng cháy ở thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lại có một cơ sở nuôi chim bồ câu với số lượng hơn 2.000 con. Chủ nhân của cơ sở này mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng mà không cần tốn nhiều công sức…

Trong khi nhiều địa phương đang lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì mang lại giá trị kinh tế cao thì phường Hương Vân, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã “mặc định” mô hình nuôi heo là hướng làm giàu cho người dân địa phương.

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi và biết cách ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi là bí quyết thành công của chị Nguyễn Thị Yến ở xã An Điền, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.